Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Thói quen hình thành nên tính cách Con người (QTCS p.2)

Chúng ta đều thấy rằng mọi đứa trẻ khi sinh ra đều giống nhau phải không? Nếu không xét về ngoại hình, màu da, cân nặng thì chúng đều là những trang giấy trắng, chưa thể tự suy nghĩ và cũng chưa nhận biết được điều gì xung quanh. Có bao giờ chúng ta tự hỏi: "Tại sao chúng ta được sinh ra giống nhau nhưng lại qua đời theo những cách khác nhau?" Chúng ta đang sống trong một thế giới tương đối, không có sự đúng sai mà chỉ có các quy luật; chính con người tạo ra những nguyên tắc cho riêng mình làm nên những cái đúng, cái sai. Có một quy luật của tự nhiên mà con người không bao giờ được phép nghi ngờ về nó, đó chính là "Nhân-Quả".

Dựa theo những gì bản thân tôi nhận thức được, chính con người tự tạo nên cuộc sống và số phận của mình. Mỗi người được sinh ra trong những gia đình với điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chính bản thân chúng ta có quyền quyết định cách suy nghĩ, thái độ sống và lựa chọn hành động với mỗi sự kiện xảy ra trong cuộc đời. Tại sao trong một gia đình, cùng bố mẹ, người thân, cùng điều kiện phát triển mà hình thành nên những tính cách khác nhau? Người này thành công còn người kia thất bại? Câu trả lời đơn giản: Họ chọn lựa những thói quen suy nghĩ và hành động hàng ngày khác nhau. Hầu hết những người thành công đều đi lên từ tay trắng, họ cảm nhận được sự khó khăn, từ đó chọn cho mình thói quen làm việc chăm chỉ, nghĩ đến những điều phi thường, lớn lao. Những người có điều kiện tốt thường không phải lo đến cái ăn, cái mặc nên họ chọn cho mình những thói quen dễ dàng hơn, luôn làm những điều họ cảm thấy thoái mái nên khi có khó khăn xuất hiện, yêu cầu hành động thì họ thường lảng tránh.

Thói quen như thế nào sẽ tạo ra hình ảnh con người y như vậy.Tính cách hoàn toàn không phải do Trời hay Chúa ban cho mà chính là sự lựa chọn thói quen hàng ngày của các bạn và tôi. Ví dụ: một ai đó nói xấu bạn sau lưng, tôi biết rằng chúng ta sẽ có những cảm xúc khác nhau (tức giận, bực mình, buồn, bất ngờ, hay nghi ngờ...) nhưng cuối cùng, chính bạn là người quyết định lựa chọn suy nghĩ, quyết định quyền hành động, nó hoàn toàn thuộc về bạn chứ không phải Thần linh hay ai đó điều khiển hay khiến bạn làm như thế. Nếu bạn có thói quen bỏ qua lỗi lầm và tha thứ cho người khác, thì chắc chắn nó sẽ tạo nên bạn tính cách của một người bao dung và nhân hậu.

Điều gì là sự khác biệt giữa giàu và nghèo? Chỉ có 1 câu trả lời duy nhất: "Người giàu có những thói quen suy nghĩ và hành động hoàn toàn khác với người nghèo", hoàn toàn không phải vì họ học giỏi hơn, nhiều bằng hơn, hoàn cảnh điều kiện tốt hơn...v..v Ví dụ cụ thể: một gia đình người nghèo sau ngày làm việc, họ thường theo thói quen bật tivi xem chương trình truyền hình, mục đích giải trí theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, không cần biết nó có ích hay giúp gì cho cuộc đời họ hay không (phim tình cảm Hàn quốc sướt mướt, Vn idol, Nhật kí vàng anh, Bỗng dưng muốn khóc,  ngôi nhà hạnh phúc...nhồi sọ toàn những thứ không hề có một  giá trị gì cho cuộc sống của họ ngoài đời). Còn người giàu thì sao? Bạn có nghĩ họ cũng có thói quen dành thời gian xem những thứ trên? Hoàn toàn KHÔNG. Đó chính là lý do người giàu chỉ chiếm khoảng 10% trong Xã hội. Họ lựa chọn xem những thứ có thông tin, dữ liệu cụ thể và áp dụng được điều gì đó cho cuộc sống thành công của họ. Ví du: những bộ phim kinh điển của Mỹ, Trung Quốc, nơi có những cuộc đối thoại có chiều sâu và đi vào lòng người, phim tài liệu, lịch sử, khám phá, kinh doanh..những thứ mà đa số mọi người không có thói quen xem vì cho rằng nó nhàm chán và buồn tẻ và họ thất bại vì lựa chọn sai những gì cần cho vào đầu.

Có đến 95% chương trình truyền hình, truyền thông đưa ra đều là những thứ giải trí vô tác dụng, hài kịch rẻ tiền, tập trung vào các mặt trái của Xã hội làm cho con người chúng ta đi xuống. Nhưng điều may mắn là chúng ta có thể lựa chọn những gì có ích cho bản thân và thay đổi được thói quen của mình. Nếu bạn có ước nguyện thành công, hãy chọn cho mình một người thành công đáng học tập làm hình tượng và theo thói quen làm việc của họ, tính cách của họ sẽ vào trong bạn và nếu họ làm được thì chắc chắn bạn cũng như vậy.

(tự truyện)

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Sự khác biệt văn hóa thương mại của người Việt và người Nhật

   Việt Nam thì bất kì ai trong chúng ta cũng hiểu về văn hóa, đời sống và thói quen hàng ngày, nên tôi không nói. Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta thử đi qua một số thông tin lịch sử và sự phát triển của nước Nhật.
   Nhật Bản hiện là cường quốc kinh tế phát triển thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc. Điều đáng nói họ là một quốc gia nhỏ bé về diện tích, hầu như không có một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào làm nền móng cho sự phát triển bền vững như hiện tại. Nếu so sánh hai điều này với Mĩ và TQ thì quá khập khiễng, mà cũng không nên so sánh với Việt Nam, chúng ta tự hiểu. Từ xa xưa, người Nhật đã phải hứng chịu vô vàn những thiên tai khắc nghiệt như động đất và núi lửa nhưng vẫn để lại một bề dầy lịch sử về văn hóa và truyền thống cho mảnh đất châu Á, ví dụ điển hình là nhân vật nổi tiếng Samurai truyền thuyết, vị anh hùng dân tộc, là hình tượng cho tinh thần dũng cảm bất khuất, hay những nhóm Ninja mà cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã,...
  Ngay từ thế chiến thứ nhất, Nhật Bản đã là một nước phát xít với lực lượng quân đội hùng mạnh đi chinh chiến từ Đông sang Tây, biết bao nhiêu quốc gia đã khốn đốn và hàng vạn người chết dưới tay phát xít Nhật tại thời điểm này, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam chúng ta có quyền tự hào vì đánh đuổi được phát xít Nhật. Mặc dù phát triển rất mạnh nhưng đây là một vết nhơ trong lịch sử Nhật Bản dưới chế độ phát xít bạo tàn. Sang thế chiến thứ hai, Mĩ đã vươn lên như vũ bão thành một cường quốc ở phía Tây, nhưng vẫn bị hải quân và không quân Nhật đánh cho tan tác ở trận Trân Châu Cảng tại Hawai, tháng 12/1941. Rất may trong giai đoạn đó, Mĩ đã chế tạo và thử nghiệm thành công 2 quả bom hạt nhân để nhấn chìm tham vọng bành trướng của người Nhật, buộc họ kí vào Hiệp ước hòa bình và không phát triển về quân sự. Điều tôi muốn nói là ở bất kì giai đoạn nào, Nhật cũng là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu.
  Phải công nhận người Nhật rất thông minh và sáng tạo, họ xây dựng uy tín cho người châu Á chúng ta trên bản đồ thế giới. Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, người Nhật tập trung chất xám của họ cho nền công nghiệp điện tử, hàng loạt các thương hiệu hàng đầu chất lượng cao mà chúng ta có thể nhìn thấy hàng ngày trong đời sống: Sony, Toshiba, Honda, Toyota, Mítubishi, Sharp,..
  Trong công việc hàng ngày, họ là những người tận dụng tối đa thời gian, sử dụng hết năng lực làm việc của mọi người; trung bình một tuần họ làm trên 40 tiếng, vất vả nhưng hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, về vấn đề này, cá nhân tôi thích phong cách làm việc của phương Tây hơn, họ có một cuộc sống cân bằng và khoa học, làm ít nhưng hiệu quả vẫn cao, có nhiều thời gian đi du lịch, chơi golf, tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội chứ không chỉ tập trung hết quỹ thời gian vào công việc và gia đình như người Nhật.
   Trong giao dịch, người Nhật nổi tiếng là chuyên nghiệp và rất khó làm ăn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Bất kể loại hàng hóa hay dịch vụ gì họ luôn đòi hỏi, yêu cầu có tính sáng tạo và chất lượng rất cao, giá thành là thứ bàn sau cùng. Việt Nam lúc nào cũng muốn mua với giá rẻ nhất, sản phẩm sản xuất ra bán với giá cao nhất, đi copy cũng được, còn chất lượng như nào sẽ bàn đến sau, tư duy hoàn toàn trái ngược; do đó, làm ăn với người Nhật khó đi đến thành công.
  Các sản phẩm của Nhật nếu xét về giá thì vô cùng đắt đỏ, từ đồ ăn đến dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, kể cả bản thân người tiêu dùng Nhật họ cũng hiểu điều đó, họ biết thừa nếu nhập đồ Trung Quốc thì họ sẽ giảm được rất nhiều chi phí. Nhưng vì văn hóa chất lượng đặt hàng đầu nên họ luôn dùng những thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất, miễn là xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra để sử dụng. Về tiêu chuẩn hàng hóa điện tử của Nhật thì rất hiếm khi phải suy nghĩ nếu đem đi so sánh với cùng một mặt hàng của quốc gia khác, dù có là Mĩ hay Hàn Quốc, 2 quốc gia cũng rất phát triển về công nghiệp điện tử. Mỹ chắc chắn có thể tự hào về công ty Apple của họ là có thể vượt qua được tiêu chuẩn khắt khe này.
 Các doanh nghiệp Việt Nam đang ra sức quảng bá thương hiệu với khẩu hiệu "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" nhưng e rằng khó mà thành công với thị yếu người tiêu dùng ngày nay. Chúng ta thường có thói quen thích thay đổi nên chỉ cần rẻ, hỏng nhanh cũng được để mua cái khác cho đỡ lỗi mốt, nên đồ nhập lậu chất lượng thấp từ Trung Quốc  tha hồ tung hoành và chiếm lĩnh hơn 90% mặt bằng sản phẩm trên thị trường. Người Trung Quốc vô cùng láu cá, những hàng hóa tiêu chuẩn thấp không tiêu thụ được ở thị trường họ thì bằng mọi giá cho trôi dạt qua Việt Nam, kiểu gì cũng tiêu thụ hết. Nếu như chính người tiêu dùng không chịu quay lưng, thay đổi tư duy mua bán sản phẩm thì xung quanh chúng ta sẽ chỉ luôn luôn là đồ thừa của các quốc gia khác.
(tự truyện - không nguồn)

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Quán Cháo Người Hoa

Câu chuyện được hình thành trong bối cảnh cuộc nói chuyện giữa nhà báo và người bán cháo, có rất nhiều bài học kinh doanh được đúc kết trong câu chuyện này.
Vào một ngày cuối tuần, nhà báo của một tòa soạn được cử đi viết bài về công việc kinh doanh trong thực tế. Đến một tiệm hàng cháo gia đình nổi tiếng, ông bước vào.
- "Ôi, cơn gió nào đưa nhà báo đến thăm gia đình tôi thế này?" - Chủ quán cháo niềm nở nói.
Nhà báo đưa tay ra bắt tay ông chủ cửa hàng đầu đã hai thứ tóc và mỉm cười nói:
- "Cám ơn ông, tôi có thể xin phép chút thời gian của ông để phỏng vấn về công việc kinh doanh được không?"
- "Vâng, được chứ." Chủ cửa hàng đáp.
- "Vậy tôi bắt đầu luôn nhé. Cửa hàng cháo của ông đi vào hoạt động được bao nhiêu năm rồi?" Nhà báo hỏi.
Ông chủ cửa hàng đặt tay lên cằm,  suy nghĩ và nói:
- "Bao nhiêu năm rồi à? Tôi không nhớ rõ nữa nhưng đã từ rất lâu rồi. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã hàng ngày bưng bê cháo phục vụ khách cho bố tôi. Có lẽ cửa hàng cháo này đã qua rất nhiều đời rồi nhà báo ạ."
-"Hả? Đã lâu như thế rồi sao? Đời nào cũng cháo à? Không có gì thay đổi sao, thưa bác?" Nhà báo tỏ vẻ ngạc nhiên.
- "Sao lại không có gì thay đổi." Ông chủ quán đáp. "Từ thời cha tôi, nhà này chỉ có một quán cháo gia truyền nhưng bây giờ tôi đã mở rộng nó ra 50 quán và hình thành một thương hiệu cháo nổi tiếng trên khắp đất Trung Hoa này. Nhà báo đến thành phố nào, tôi cũng sẵn lòng được phục vụ."
- "Ồ, tôi hiểu rồi. Ông có mấy người con? Họ đang học gì và làm gì?" Nhà báo tiếp tục câu hỏi của mình.
- "Cám ơn nhà báo đã quan tâm đến gia đình tôi. Tôi có 4 người con trai, cháu thứ nhất đang học tiến sĩ cháo bên Pháp; cháu thứ hai là thạc sĩ cháo ở Mỹ; cháu thứ ba cũng thạc sĩ cháo nhưng ở Đức; đứa út đang học Đại học ngành quản lý cháo ở Canada." Chủ quán cháo giới thiệu từ tốn với giọng đầy tự hào về các con của mình.
   Nhà báo trợn mắt, há hốc miệng vì ngạc nhiên, thốt lên:
- "Cái gì? Lại cháo à? Ông cho các cháu học hết về cháo như thế sau này về nước làm sao các cháu xin được việc?"
   Chủ quán cháo cười tươi, đáp rằng:
- "Vâng, đúng thế, lại cháo. Gia đình tôi từ xưa tới nay, không có ai phải đi xin, nhà báo ạ. Các cháu đi học nước ngoài là để nghiên cứu thị trường bên đó, sau này về nước chúng sẽ lại giúp cha nó bán hàng và tiếp quản mạng lưới các đại lý cháo này. Đời tôi chỉ lo được cho chúng nó vậy thôi, các cháu sẽ lại tiếp tục mở rộng thương hiệu cháo nay ra quốc tế để đi đến đâu, mọi người cũng biết về gia đình tôi."
  Nhà báo dường như hiểu được một điều gì đó, cảm thấy phục ông chủ cửa hàng lắm nên không đặt ra câu hỏi nào về công việc của ông nữa. Đúng lúc đang đói, nhà báo hỏi:
- "Rất cám ơn ông đã dành thời gian quý báu để tôi được hiểu hơn về công việc kinh doanh và gia đình ông. Nhân tiện đến đây, liệu tôi có thể thử một bát cháo gà của cửa hàng được chứ?"
   Ông chủ quán đáp ngay:
- "Chẳng mấy khi nhà báo đến đây chơi, để tôi được phục vụ nhà báo đến nơi đến chốn. GIA NHÂN ĐÂU, RÓT TRÀ!"
   Nhà báo giật mình, dường như quên cái gì đó:
- "Chết rồi, tôi hôm nay đi vội quá nên không mang ví. Tôi có thể ăn chịu của cửa hàng được không?"
   Chủ quán bình thản trả lời:
- "Nhà báo cứ tự nhiên ngồi lại thưởng thức món cháo gia truyền của cửa hàng. Tôi chỉ cần nhà báo giới thiệu bạn bè và những người xung quanh về quán cháo và món cháo của tôi, đó cũng là một sự trả giá xứng đáng rồi nhà báo ạ. Ông không cần phải nhớ quay lại mang tiền cho tôi đâu."
   Nhà báo cảm ơn và 2 người ngồi ăn, nói chuyện trong không khí vui vẻ và thoải mái.


(truyện kinh doanh của Trung Quốc, được thầy Nguyễn Tất Thịnh kể trong một lần gặp mặt)

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Sự khác biệt giữa Quản lý, Lãnh đạo và cốt lõi của sự Thành công

Tôi đang tham gia khóa học Giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) của trường đào tạo doanh nhân PTI. Kiến thức tôi đề cập dưới đây là từ bài giảng của thầy Đỗ Tiến Long, người đào tạo kĩ năng Lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Quan điểm của tôi về học tập cùng chung quan điểm của Ts.Hoàng Anh Tuấn, là mỗi khi nghe, đọc được cái gì mới, cái gì hay thì phải chia sẻ lại, đó là cách tôi sử dụng, ôn tập kiến thức vì kiến thức ở trong đầu thì nó hoàn toàn không có giá trị gì, luôn luôn bị thui chột theo thời gian trước khi nó được mang ra thảo luận và biến thành hành động cụ thể. Tôi xin phép được bắt đầu:

Quản lý thực ra là một chức danh và nhiệm vụ. Một nhà Quản lý giỏi phải hợp nhất được 4 yếu tố: Hoạch định - Tổ chức - Lãnh đạo - Giám sát. Chúng ta thấy rõ rằng Lãnh đạo thực ra là một phần yếu tố của Quản lý. Chỉ cần khiếm khuyết 1 trong 4 yếu tố trên đều làm giảm giá trị và uy tín của nhà quản lý. Hoạch định là đưa ra mục tiêu cho tổ chức, lên kế hoạch cụ thể, đề ra các tình huống khó khăn có thể xảy ra và luôn chuẩn bị, đặt ra lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất. Tổ chức là kĩ năng không thể thiếu đối với bất kì một chức danh quản lý nào, nó yêu cầu sự gắn kết mỗi con người với từng công việc, mắt xích các thành phần, phòng ban lại với nhau. Một doanh nghiệp chưa cần biết sản xuất hay cung cấp dịch vụ gì, nếu được tổ chức tốt sẽ làm việc luôn hiệu quả và chiếm ưu thế so với những đối thủ có sản phẩm tốt hơn nhưng kết cấu tổ chức không thông suốt từ trên xuống dưới. Một nhà Quản lý tốt không bao giờ được lơ là ở khâu Giám sát, lỗi lầm là điều luôn xảy ra bởi Doanh nghiệp được hình thành từ yếu tố Con người; điều quan trọng là lỗi lầm xuất phát từ lý do chủ quan hay khách quan, lỗi lầm nghiêm trọng ở mức độ nào? Đó là trách nhiệm của nhà Quản lý phải tìm ra và đưa ra quyết định để khắc phục.

Cuối cùng là kĩ năng Lãnh đạo. Có lẽ đây là kĩ năng quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mỗi người và được Thầy nhấn mạnh nhiều nhất nên tôi muốn tách ra thành một phẩn riêng biệt, chỉ cần nhớ rằng nó nằm trong 4 kĩ năng Quản lý là được. Quản lý có thể quản lý sản phẩm, máy móc, dụng cụ, kiểm toán, thuế vụ nhưng một khi nhắc đến Lãnh đạo thì chỉ có một yếu tố là lãnh đạo Con người. Như bài trước tôi đã đề cập, thành công của con người không phụ thuộc vào kiến thức hay chuyên môn của anh đến đâu, một người giỏi đến mấy cũng chỉ tập trung ở một lĩnh vực nào đó. Ở thế kỉ 21 chúng ta đang sống, cứ 3 năm thì kiến thức của nhân loại tăng gấp đôi, tức là con người tìm ra được những nguồn thông tin mới trên mọi lĩnh vực cuộc sống (theo thống kê của trường ĐH Chicago - Hoa Kỳ), do đó, nếu cứ chạy theo và học những gì con người đã biết thì không bao giờ hết kiến thức, chúng ta chỉ học và nhớ những gì có thể áp dụng được vào cuộc sống và mục tiêu trong tương lai. Nhưng bất kể kiến thức tập trung ở lĩnh vực nào thì cái quyết định sự thành công chính là khả năng Lãnh đạo, hay khả năng tạo dựng mối quan hệ, thu hút mọi người về phía mình. Lãnh đạo có thể là từ trong gia đình, một nhóm người hay tổ chức,... Một người lãnh đạo giỏi luôn gắn kết được mọi người với nhau, tạo ra động lực phấn đấu cho mọi người, khuyến khích sự tham gia đóng góp của từng thành viên khi có vấn đề xảy ra để tìm ra giải pháp, tuyệt đối không áp đặt ý kiến cá nhân lên mọi người. Một người thành công được định nghĩa là người xây dựng được mối quan hệ tốt với mọi người, nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ bất kể họ làm công việc gì. Sự thành công không bao giờ được đánh giá bằng số tiền kiếm được mà bằng số lượng bạn bè và đồng nghiệp đặt lòng tin, con số đó sẽ tăng lên hay giảm đi quyết định giá trị và mức độ thành công của một nhà Lãnh đạo.

                              Ông Lý Xuân Hải - CEO Ngân hàng ACB tại VN

Có một sự lầm tưởng là chuyên môn giỏi sẽ trở thành nhà quản lý tài. Ông Lý Xuân Hải, Giám đốc điều hành Ngân hàng ACB (Cổ phần Á Châu) là một minh chứng cụ thể, người chưa từng tham gia học tập hoặc đạo tạo gì về Ngân hàng nhưng cty vẫn phát triển như vũ bão. Lý do? Giám đốc là người quản lý hệ thống và sắp xếp các con người có trình độ chuyên môn cao chịu trách nhiệm với những phần công việc được giao; làm xong thì báo cáo kết quả và Giám đốc sẽ có một đội ngũ tư vấn, kiểm tra, giám sát, ông không phải là người ngồi tỉ mẩn với những vấn đề chuyên môn của từng bộ phận. Giám đốc là người thay mặt cty gặp gỡ Khách hàng (người đại diện các doanh nghiệp khác) và kí kết hợp đồng, sau đó là phần việc của nhân viên cấp dưới có trách nhiệm thực hiện các điều khoản kí kết với giữa Ngân hàng và Khách hàng.

Trên thực tế, những người giỏi chuyên môn, cần cù, cần mẫn, chỉ chăm chăm tập trung vào công việc luôn được coi là những chú ong thợ tuyệt vời của tổ chức, họ thường được động viên bằng đủ loại bằng khen, nhưng những người được hưởng lợi chính từ công sức của họ lại là những nhà quản lý bên trên.

Kết luận, nếu xác định rõ mục tiêu là trở thành nhà quản lý, hãy phát triển 4 yếu tố cơ bản (Hoạch định - Tổ chức- Lãnh đạo - Giám sát) và tập trung vào kĩ năng lãnh đạo, ứng xử và tạo dựng mối quan hệ của bản thân, thái độ tích cực để thu hút mọi người; còn trình độ chuyên môn hay tay nghề cao là thứ không nhất thiết phải có.
(tự truyện - không nguồn)

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Học ở mọi nơi

Ở một làng nọ, một gia đình khá giả có một người con trai lên 6 tuổi, mẹ cậu không ngại tốn kém, đường xá xa xôi để tìm cho cậu một người thầy giỏi nhất. Một hôm, nghe đồn ở làng bên có một người thầy có danh, người mẹ dẫn cậu bé tới và hỏi: "Ông ơi, ông cho tôi biết thầy của ông là ai được không ạ? Tôi muốn tìm người đó dạy cho con trai tôi", người thầy đó nói được và chỉ nơi thầy của mình sinh sống cho mẹ con họ. Đến nơi, người mẹ vẫn cảm thấy không yên tâm, lại hỏi: "Thầy của ông là ai, tôi đang tìm người dạy dỗ con trai tôi, tôi có thể tìm gặp người đó được chứ?", người đó lại chỉ cho chị người thầy của mình. Và một lần nữa, chị lại hỏi: "Tôi có thể gặp thầy của ông được không, người đó còn sống chứ?", người thầy này nói: "Ồ, tất nhiên là còn sống rồi, mời chị đi theo tôi", chị được gặp một người thầy trung niên, không hề biết người đứng trước mặt mình chính là Khổng Tử nên lại hỏi: "Xin Thầy thông cảm, tôi đang đi tìm người thầy tốt nhất cho con trai mình, nên tôi có thể được biết thầy của Ông là ai được không ạ?" Khổng Tử mỉm cười, chào hỏi hai mẹ con và dẫn sang nhà bên cạnh, nơi có một cậu bé 7 tuổi con nhà hàng xóm, chỉ vào và nói: "Đấy, đó chính là thầy của tôi đó!".
(Truyện sử Trung Quốc - do thầy Nguyễn Tất Thịnh, giảng viên HV Quốc gia kể trong một lần gặp mặt)

Bài học: Mỗi khi đi ra đường, luôn có những con người để chúng ta quan sát và học tập được. Quan niệm học tâp của người VN chúng ta rất sai lầm: sính bằng cấp, học càng lên cao thì kiến thức càng rộng, xin thưa là Vớ Vẩn! Không thiếu gì những giáo sư, tiến sĩ Kinh tế, phân tích có vẻ rất hay và uyên bác nhưng thực tế lại kiếm không nổi 10- 15 triệu/ tháng cho bản thân, thử hỏi ông học Kinh tế cao làm cái gì khi chính Kinh tế gia đình ông còn kiếm không nổi, cả ngày ôm đống giấy tờ, tài liệu, nghĩ đến những thứ cao siêu, chẳng áp dụng được điều gì vào thực tế?

Trong cuộc sống có rất nhiều người để tôi học hỏi, khi gặp anh xe ôm, tôi hỏi đường và hỏi đổ xăng ở đâu rẻ và yên tâm nhất, vì nghề của họ là lái xe hàng ngày nên những kinh nghiệm đó có thể là điều ta không biết. Ngồi hàng nước, tôi sẵn sàng cởi mở và nói chuyện với bà bán hàng, hỏi xem về gia đình, số lượng hàng bán ra trong ngày hoặc trên địa bàn có xảy ra trộm cắp nhiều không? Thỉnh thoảng về quê ở nông thôn, tôi cũng hay hỏi năm nay được mùa hay mất mùa, nếu mất mùa thì có lẽ giá gạo sẽ tăng trong thời gian tới hoặc hỏi về phương pháp dự trữ thóc gạo những năm mất mùa của họ như thế nào. Tôi sẽ luôn hỏi những gì tôi không biết, không cần biết người đó có chức danh gì không, có mấy cái bằng,...Đó mới là những thực tiễn giúp ích ta trong cuộc sống hàng ngày. Ở trường chúng ta học là kiến thức sách vở, học xong, thi hết là có bằng, chẳng đánh giá gì đến phẩm chất, kinh nghiệm thực tiễn của con người và học sinh. Bằng chỉ có 2 giá trị: 1 là để đi xin việc, 2 là để đóng khung treo trang trí trong phòng, thỉnh thoảng ngước lên tự nhủ: "Ôi, ta học giỏi quá!"

Câu chuyện này làm tôi nhớ lại lần sang thăm VN của Bill Gates năm 2005 tại trường ĐH Bách Khoa. Sinh viên lúc đó, bây giờ tôi phải gọi là anh chị hỏi: "Thưa ông, chúng tôi được biết ông là người đã bỏ học ĐH Harvard từ khi mới vào trường, nếu không học làm sao ông có thể quản lý và lãnh đạo một tập đoàn lớn nhất thế giới như Microsoft?". Bill Gates cười và nói: "Cám ơn các bạn, VN có lẽ là nơi duy nhất hỏi tôi câu hỏi ngộ nghĩnh(cute) như thế này. ĐH là nơi các bạn ngồi và làm theo chỉ thị, hướng dẫn của giáo viên theo một chương trình học được sắp xếp sẵn từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, và đấy chỉ là quan niệm học hành của các bạn mà thôi. Tôi luôn học tập ở khắp mọi nơi, dù có ở ngoài đường, đi xe hơi, ngồi trong khách sạn hay kể cả khi chơi golf."

Tôi phải nói thật là bệnh thành tích của chúng ta là một căn bệnh nan y, hạn chế sự đi lên của cá nhân chúng ta rất nhiều. Con người thành công đi lên từ ý tưởng và thuê những người có kiến thức làm việc cho mình để thực hiện những ý tưởng đó, hoàn toàn không có nghĩa có kiến thức cao là thành công nhiều. Khi nghiên cứu về ĐH Harvard, từ đầu những năm 90; trường nổi tiếng về đào tạo Luật và Kinh tế. Trong khi đó, ý tưởng của Bill Gates là xây dựng cty phát triển phần mềm CNTT, thử hỏi nếu vẫn mài đít ở Harvard thì liệu có Microsoft ngày nay hay không? hay Bill Gates lại đang làm công ăn lương cho một công ty nào đó?
(tự truyện - không nguồn)

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Phỏng vấn con người của hành động: Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn

Chưa đến 30 tuổi, anh nhận bằng Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh từ ĐH Califonia (Mỹ). Từng làm xúc tiến thương mại cho Liên minh EU, làm Giám đốc Marketing Microsoft VN. Sẵn sàng chia sẻ với bất cứ bạn trẻ nào có mong muốn vươn lên, phát triển bản thân.
 
Anh đã rất nổi tiếng với câu nói: “Nếu tôi có một chiếc xe đạp cũ, cho thuê, tôi cũng có tiền. Nếu tôi có một chiếc chiếu rách, đem ra Mỹ Đình cho thuê, tôi cũng có tiền. Thú thật, tôi nhìn đâu cũng thấy tiền và các bạn có đến n cách kiếm tiền mà chẳng bao giờ phải nói nhà em nghèo”…
Chương trình Con đường thành công đã có buổi trao đổi khá thoải mái với Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch Chi hội Marketing Hà Nội – một con người điển hình của hành động.
• Anh có thể chia sẻ bí quyết thành công mà anh tâm đắc nhất cho các bạn trẻ được không?
Có 1 công thức như thế này: Học+ Hành= Thành Công
Các bạn trẻ hay có thói quen học rất nhiều nhưng lại không có thực hành. Lý do vì họ sự thất bại, sợ mất vốn, sợ mất tiếng... Sợ mất những gì mà đôi khi họ cũng chưa có. Thế nên:
  + Nguyên tắc Học: Học cái gì? Phải học từ những người Thành công để trở thành Thành Công hơn.
Ví dụ: ta thấy những thầy nào trên thế giới là tỷ phú, triệu phú: Donal Trump, Robert Kiyosaki, Athony Robbins, Brian Tracy... Họ là những người Thầy số 1 thế giới- dễ dàng kiếm được vài triệu đô la 1 tuần. Phải học từ những người ấy mới nhanh Thành công được.
  + Hành: các bạn thực hành những việc có ích cho xã hội. Học những gì mình thấy thích, thấy có ích thì chia sẻ lại, nói lại.
Ví dụ: Học tiếng anh thì đi dạy tiếng anh, học võ thì đi dạy võ. Thực hành không phải bằng cách đi làm hùng hục cái gì đó mà là chia sẻ lại.
Thành công không phải là có nhiều tiền, nhiều nhà cửa, xe cộ. Đó chỉ là số đo bề nổi. Thành công là mình sẽ trở thành ai. Như vậy, theo tôi thì:  Học+ Hành= Thành công.
  
Theo anh, trong lĩnh vực ứng dụng CNTT hiện nay, có những cơ hội nào mà các bạn trẻ có thể nắm bắt và tạo dựng được thành công?
Với tôi, cơ hội CNTT nằm ở "phần mềm" nhé! Đó chính là Internet- vô cùng nhiều cơ hội. Các bạn có thể dùng Internet để kinh doanh hoặc để học tập, học Tiếng anh. VD: Trang skyquestcom.com, doanhtri.ning.com có rất nhều thông tin để các bạn học. Theo con số thông kê, hiện nay, số người dùng Internet ở Việt Nam xấp xỉ 30 triệu người. Mà số người dân Việt Namgần 50 triệu người dưới 35 tuổi. Số lượng người dùng Internet sẽ ngày càng tăng. Người ta dùng Internet không chỉ để đọc tin. Mà bây giờ, vào Internet để "google " xem mua bán gì; dùng trang doanhtri.ning.com là nơi để chia sẻ thông tin, kết nối, kết bạn rồi từ đó ứng dụng những điều đã học vào kinh doanh. Hoặc có thể dùng trang: "vatgia.com" để mở gian hàng trên đó. Bây giờ, các bạn phải biết tạo cho mình thế nào là email marketing, marketing trên mạng xã hội... Đó mới là cơ hội CNTT mà tôi muốn nói.
 
 Anh có lời khuyên gì dành cho các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp?
Muốn khởi nghiệp, đầu tiên phải xác định cho mình 1 hình mẫu. VD: bạn muốn giống anh này, giống chú kia. Nên bây giờ, tôi sẽ phấn đấu để được như thế. Và tiếp theo là liên lạc với họ thông qua nhiều công cụ trên Internet như email, facebook, google để tìm kiếm họ; học hỏi và phấn đấu để được giống họ. Chúng ta muốn Thành Công, phải khởi động ngay từ bây giờ, đừng nghĩ rằng: "chú ấy bận lắm", "chú ấy không gặp mình đâu". Đừng nghĩ thế!!! Không nên nghĩ xấu cho người tốt.
Bạn trẻ Việt Nam có rất nhiều người máu lửa nhưng cũng có không ít bạn còn e sợ. Không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho suy nghĩ của người khác. Rõ ràng đây là 2 hệ điều hành khác nhau. 1 cái chạy trên đầu bạn, 1 cái chạy trên đầu người ta. Hệ điều hành của bạn chắc gì đã chạy được trên máy của người ta mà cứ nghĩ hộ người ta. Trẻ là phải hành động. Thích gặp người nào thì phải tìm mọi cách liên lạc và gặp họ bằng được. Học từ những người Thành Công - Đó là cách học tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
 
Nghe những lời chia sẻ của anh thì hình như đã có rất nhiều bạn trẻ từng tìm đến anh để xin ý kiến?
Có nhiều lắm, xung quanh tôi lúc nào cũng có rất nhiều anh em cùng chia sẻ sứ mệnh và chúng tôi cùng đi đến đích với nhau. Các bạn có thể kiểm chứng điều đó. Lúc nào gặp tôi, các bạn cũng sẽ thấy những bạn đó. Vì khi muốn chinh phục 1 đỉnh cao, không thể chinh phục một mình được. Mà phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của anh em, bạn bè. Các bạn đến với CLB Doanh Trí, sẽ thấy có rất nhiều anh em lúc nào cũng tập trung ở đây. Họ tập trung gần như là cả ngày. Người ta liên tục đi cùng chia sẻ, học từ nhau và cùng đi đến Thành Công.
 
Ngoài vai trò là Chủ tịch chi hội Marketing Hà Nội, anh còn là cố vấn cho nhiều tổ chức của giới trẻ. Anh có thể chia sẻ với chương trình về những vai trò đó được không?
Tôi rất ủng hộ các hoạt đông của các bạn trẻ. Các bạn có thể liên hệ để tôi sẽ đến nói chuyện cùng các bạn, tôi sẽ chia sẻ thêm cho các bạn 1 số kiến thức về kinh doanh, vừa học lại vừa hành được. Điều tuyệt vời nhất là chúng ta có thể vừa học, vừa kết nối thành 1 mạng xã hội văn minh.
 
Xin cảm ơn anh với những chia sẻ trong buổi trao đổi ngày hôm nay. Rất mong trong thời gian tới, sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác của anh dành cho Chương trình Con đường Thành công, để có thể giúp thêm được thật nhiều bạn trẻ trên con đường đi đến Thành Công. 

(trích Con Đường Thành Công)

Liệu có con đường tắt nào dẫn đến sự giàu có?

Có con đường tắt nào dẫn đến sự giàu có không?
Một con đường tắt được định nghĩa là cách thức giúp đạt được mục tiêu nhanh hơn so với cách thông thường. Đó là con đường ngắn hơn so với những con đường còn lại.


Người nào biết chọn đường tắt để đi hẳn anh ta đã biết rõ cái đích mà mình nhắm đến. Anh ta biết rằng đó là đường ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu không kiên nhẫn tiến lên, bất chấp khó khăn trở ngại, anh ta sẽ không bao giờ đến đích.
Có 17 nguyên tắc thành công như sau:
1.  Luôn có thái độ tích cực
2.  Mục đích rõ ràng
3.  Nỗ lực hơn nữa
4.  Suy nghĩ thấu đáo
5.  Tự giác
6.  Làm chủ suy nghĩ
7.  Niềm tin
8.  Tính cách cởi mở
9.  Sáng tạo
10. Nhiệt tình
11. Tập trung
12. Tinh thần làm việc nhóm
13. Học hỏi từ thất bại
14. Tầm nhìn sáng tạo
15. Quản trị thời gian và tiền bạc
16. Tinh thần lành mạnh trong thể xác kiện toàn
17. Ứng dụng các quy luật tự nhiên vào cuộc sống (các quy luật của vũ trụ)
(17 nguyên tắc này được Napoleon Hill tích luỹ từ kinh nghiệm sống của hàng trăm người thành đạt trong suốt những thế kỷ qua)
Tại sao chúng tôi muốn nhắc lại 17 nguyên tắc đó ở đây?
Chúng tôi muốn bạn nhìn thấy con đường ngắn nhất dẫn đến sự giàu có. Chúng tôi muốn bạn chọn con đường đi ngắn nhất.
Bây giờ, để chọn con đường đi ngắn nhất, bạn nhất thiết phải suy nghĩ với thái độ tích cực – và thái độ tích cực là kết quả của việc áp dụng những nguyên tắc thành công này.
Ý nghĩa của cụm từ suy nghĩ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Khi suy nghĩ với thái độ tích cực, bạn có thể tác động, sử dụng, kiểm soát hay hoà hợp tất cả mọi sức mạnh bên trong con người bạn.
Và chỉ bạn mới có thể suy nghĩ cho chính bạn mà thôi.
Vì vậy, con đường tắt dẫn đến sự giàu có dành cho bạn có thể được mô tả trong bốn từ sau đây:
SUY NGHĨ TÍCH CỰC!
Napoleon Hill – trích trong Tư duy tích cực tạo thành công
(trích từ con đường thành công) 

Tản mạn đôi chút về Quy tắc trong cuộc sống (P1)

   Trong quá trình học hỏi kiến thức và đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, tôi đưa ra quan điểm và suy nghĩ của chính mình, không có nhận định nào ở đây là đúng hay sai, tùy từng cá nhân mỗi người tự đưa ra cho mình sự lựa chọn đó.

Quy tắc 1: "Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình." (T.Harv Eker)

Tôi thực sự cảm thấy quá đúng! Tất cả những gì tồn tại trên hành tinh này đều là sản phẩm của Tự nhiên và Tạo hóa; tất nhiên, không thể thoát ra được định luật của nó. Từ những loài vật kí sinh, thực vật, cây  cối, động vật cho đến loài thông minh nhất mà Tạo hóa ban cho là con người, đều phát triển dựa trên những thứ bên trong, vô hình, ngày này qua ngày khác. 

Đa số trong chúng ta, ai cũng chỉ tập trung và tin vào những thứ mình có thể nhìn thấy, không biết vô tình hay cố ý, họ quên mất rằng đó chỉ là kết quả của thế giới Vật chất. Cái cây ra hoa thơm, quả ngọt đều là kết quả của sự chăm sóc và phát triển trước đó.

Con người cũng phát triển y như vậy! Chúng ta nhận được sự chăm sóc và phát triển từ khi còn vô thức, chưa có suy nghĩ, chưa biết cảm nhận, đó là nguồn gốc sâu xa tạo ra chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta có gì ngày hôm nay, một gia đình hạnh phúc hay không, giàu có hay nghèo khó, công danh sự nghiệp thế nào,...đều là kết quả của thế giới Vật chất được hình thành từ những suy nghĩ, thói quen, quyết định, hành động trước đó mang lại.

Tôi đoán rằng ít người trong chúng ta nhận ra rằng mình đang sống trong bốn thế giới, ba thế giới của bên trong không nhìn thấy và một thế giới bên ngoài: TG Tâm linh, TG Tinh thần, TG Cảm xúc và TG Vật chất. Trong đó, thế giới Vật chất chỉ là hệ quả được tạo ra của 3 thế giới kia. 

Tôi biết có một số người từ khi sinh ra, trong thời gian phát triển của mình, bị những nguồn thông tin xung quanh cài đặt rằng thế giới Tâm linh không có thật, thật là sai lầm và tai hại! Ai cũng thấy được tầm quan trọng của niềm tin, niềm tin vào bản thân, tin vào điều kỳ diệu, tin vào sự may mắn, tin vào cuộc sống,...và tất nhiên, niềm tin là một thứ sức mạnh vô hình, đâu có ai nhìn thấy mà kiểm chứng được nó đâu. Một con người sống không có niềm tin thì cuộc sống sẽ thảm hại và tương lai sẽ như thế nào nhỉ? Tôi không dám nghĩ, nhưng chắc chắn mỗi người trong các bạn sẽ nhìn ngay ra hình ảnh của con người đó. Do đó, TG tâm linh hình thành nên niềm tin của con người vào một sức mạnh siêu nhiên vô hình, là nền tảng vững chắc trước khi mỗi người trong chúng ta quyết định làm bất cứ điều gì.

Con người là vật thể duy nhất trên vũ trụ này được Tự nhiên ban cho TG Tinh thần. Tôi nghĩ không ai trong  chúng ta nghi ngờ gì về tầm quan trọng của TG Tinh thần, thứ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của mình. Một con người với tinh thần tốt, tích cực luôn luôn đưa ra những quyết định sáng suốt và tư duy đột phá, những ý tưởng tuyệt vời để tạo ra thành công. Chúng ta thấy trước bất cứ cuộc thi có tính cạnh tranh nào, vận động viên hầu hết đều có các kĩ năng, cân nặng, chiều cao tương đương nhau, trình độ chuyên môn ngang nhau nhưng tinh thần thi đấu khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt lớn như thế nào. Người chiến thăng cuối cùng luôn là người có Tinh thần quyết tâm cao hơn những VĐV còn lại.

Thứ ba là TG Cảm xúc, thứ quyết định sự thành bại, giàu nghèo và mối quan hệ xung quanh. Có 2 loại cảm xúc là cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực. Trong đó, cảm xúc tiêu cực là liều thuốc độc hại chính bản thân mình, giết chết cơ hội và mối quan hệ của mình, đó là: sự tức giận, lo lắng, ghen tị, oán trách, than vãn, buồn rầu, chán nản, sợ hãi...Ví dụ: khi một người làm cho ta tức giận, đó là lúc mình tự uống thuốc độc nhưng lại mong người khác chết. Khi có những cảm xúc này trong người, bạn hạn chế tiềm năng phát triển của mình, co hẹp mối quan hệ và tự đóng lại những cánh cửa cơ hội. Ngược lại, cảm xúc tích cực là liều thuốc bổ của cuộc sống ban tặng, không những cho mình mà còn đem đi cho những người khác nữa; đó là: sự vui vẻ, mỉm cười với mọi thứ đến với mình, sự hạnh phúc, sự quan tâm, giúp đỡ người khác, năng động,... Cơ hội là do con người tìm kiếm, mối quan hệ cũng là do con người hình thành, cuộc sống luôn mang lại những điều bất ngờ, ngoài ý muốn nhưng chính chúng ta mới là người quyết định lựa chọn cách phản ứng, suy nghĩ và hành động. Vì vậy, chính con người chứ không phải ai khác tạo ra cuộc sống cho chính mình. 

"Mưu sự tại Nhân, thành sự cũng tại Nhân." (đừng bao giờ đổ thừa cho Thiên để đưa lý do cho sự thất bại của mình, tự chấp nhận trách nhiệm và rút ra bài học.)

Cuối cùng là TG Vật chất, là hoa quả, là tiền đang có trong túi, là thành tựu đạt được cho đến ngày hôm nay, là tài sản, gia đình... Một con người nuôi dưỡng và vun đắp TG bên trong với niềm tin tuyệt đối vào bản thân và cuộc sống, tinh thần cao, bất chấp khó khăn cùng với cảm xúc vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tràn đầy năng lượng, động viên và giúp đỡ người khác. Thành công trong TG Vật chất là điều bảo đảm và chắc chắn xảy ra.

Trong những người tôi hỏi, ai cũng muốn mình giàu có và hạnh phúc nhưng chẳng ai nghĩ mình là người như thế, họ luôn lấy lý do cá nhân và hoàn cảnh để tập trung vào những gì họ không có, đó là lý do then chốt phần lớn trong chúng ta không có giàu có và hạnh phúc. 
- Tôi hỏi một người bạn của mình: "Cậu bán cho tớ đôi mắt của cậu với giá 1 triệu đô la nhé?"
Người bạn đó: "Điên à, bán đi nhìn bằng gì" :))
- Tôi hỏi câu nữa: "Thế có ai đó hỏi mua cánh tay trái của cậu được không? Tay phải vẫn làm được khối việc mà?"
Người bạn đó: "Nói chung là cơ thể không đem bán được, vô giá!"
-Tôi hỏi câu cuối: "Thế còn gia đình và tương lai? Không phải cơ thể nữa nhé! :))"
Người bạn đó: "KHÔNG! KHÔNG ĐỜI NÀO"

Các bạn thấy chưa, chúng ta rất giàu có hơn rất rất nhiều người đấy chứ, tiền cũng đâu mua được những gì chúng ta đang có phải không nào :) Từ bây h hãy luôn nghĩ mình là người giàu có và hạnh phúc đi nhé, TG Vật chất sẽ ban cho bạn y như những gì bạn cảm nhận bên trong.

Kết luận từ kinh nghiệm của tôi và từ những người thành công: "Bạn muốn mình thành người như thế nào thì hãy tập trung và nghĩ mình là người như thế. Tập trung niềm tin, tinh thần và cảm xúc tích cực về những thứ bạn đang có và muốn có, TG Vật chất sẽ phản ánh và mang lại cho bạn y như vậy. Luôn nhớ rằng chính sự phát triển và diễn biến bên trong bản thân bạn mới tạo ra những giá trị có thật mà bạn nhìn thấy."
(tự truyện - không nguồn)

Tự trọng là thái độ quan trọng bậc nhất

Những con Thú, con Chim, con Cá…thuộc những Loài càng mạnh mẽ của Tự nhiên có vẻ như càng có sự ‘tự trọng’ rất cao : chúng không tranh ăn với con thú nhỏ ( điều đó thậm chí không thể xảy ra với ‘đẳng cấp Loài’ của nó ), không ngồi không ăn bám vào ‘lao động’ của những con thú nhỏ, hay như bọn sinh vật kí sinh luôn hút máu mủ Thân Chủ, Vật Chủ. Đến khi già yếu quá, những con Thú một thời dũng mãnh ấy bỏ đi sâu vào rừng thẳm mà nằm gục chết ở nơi rất khó phát hiện ra nó : không muốn con vật khác nhìn thấy nó trong hình ảnh đã mất đi sự uy dũng ngày xưa. Bọn trẻ con khi chưa là người Dũng Mãnh, nói chung là đã có lòng tự trọng khi đi học thể hiện ở chỗ tuân thủ, tự giác, không quay cóp, biết xấu hổ khi sai…chính là nờ vào người Lớn vậy

Trong Tiểu thuyết rất nổi tiếng : Không Gia Đình, một Nghệ sĩ lừng danh Châu Âu, đã bị bệnh tật lấy đi mất giọng ca tuyệt vời. Ông không cố kiết đòi được tham gia biểu diễn hoành tráng như xưa…đổi tên tuổi, mai danh ẩn tích gọi là cụ Vitali. Nhưng tình yêu Nghệ thuật và tấm lòng cao cả nhân hậu không bao giờ nguội tắt. Ông đã truyền thụ điều đó cho cậu bé Remi và đến cả 3 chú Chó, cùng Khỉ Jolicơ trong gánh xiếc rong của mình. Đến mức chú Khỉ đó khi bị viêm phổi cấp cũng biết từ chối sự hưởng thụ mà đòi người ta mặc cho đồng phục Nguyên Soái, biểu diễn cùng gánh nhạc xiếc thân yêu của mình, không được toại nguyện chú chết như một vị tướng đầy tự trọng . Đến lượt ông kiệt sức chết vùi trong đêm tuyết lạnh bên đường, nhưng đã nhường lại hơi ấm cuối cùng cho cậu bé Remi thân yêu

Tô Tần, người giữ ấn Tướng Quốc của 6 nước Chư hầu trong chiến lược liên minh ‘Hợp Tung’ thời Xuân Thu Chiến Quốc, lừng lẫy uy danh chức quyền đến vậy mà đi đâu cũng khiêm nhường, cung kính với dân chúng. Trong khi anh đánh xe ngựa của Ông ấy lại cậy cái chỗ làm việc của mình bên cạnh Tô Tần mà đi đâu cũng lên mặt hách dịch, đòi hỏi miếng ăn không biết đến sự khinh ghét của dân chúng. Vợ anh ta biết vậy thấy xấu hổ mà đòi li dị. Mới biết lòng tự trọng không có giới tính, mà có ở những con người biết đến liêm xỉ mà thôi. Người ta thấy rất nhiều công chức nhỏ thời nay ‘nịnh thối’ cấp trên với dáng vẻ rất thảm hại nhưng ngoắt cái chất chưởng, bố láo với dân chúng đến mức khiến mặt vợ của họ trở nên biến đổi từ tần tảo sang phì nộn, từ đoan trang sang ăn nói tráo trở như như ‘Tú Bà’ buôn quan hệ.

Một số ca sĩ ngôi sao tên tuổi, một thời lừng lẫy thế giới Show Biz với hàng chục vạn người hâm mộ, định kì biểu diễn tại những sân vận động lớn chật kín người….rồi cũng đến lúc hết thời ….Họ buồn ghê lắm…Sau đó nhiều khi có những ông Bầu gom được cả nghìn người mua vé xem biểu diễn đến mời họ tham gia cho xôm trò, nhưng họ chấp nhận cuộc sống thiếu thốn hơn mà từ chối với âm thầm niềm kiêu hãnh ngày xưa…đó không nên hiểu là ‘chảnh’ mà thực ra là họ tự trọng đấy thôi. Họ không muốn đứng sau, ăn theo người khác, không muôn ai thương hại ban phát cho họ, báo chí tọc mạch và tự thấy xấu hổ nếu ai gọi họ bằng những danh hiệu xưa họ có. Thực ra cũng là một cách mai danh ẩn tích. Không như nhiều Nghệ sĩ có được danh hiệu không hẳn là vì Nghệ thuật, nhưng đã xộc xệch lắm, hát đã chán lắm, những bài hát của một thời giờ đã lạc lõng lắm…cứ nhoi nhoi giằng lấy micro nhảy lên sân khấu…

Có nhà Thơ rất được mến mộ bởi những áng thơ Tình thấm đẫm trái tim con người…Ai cũng cho rằng dường như ông thấu hiểu , thấu đạt đến mọi điều Nhân sinh. Ây vậy mà khi được mời đến dự sinh nhật một đứa bé cháu người bạn, gia đình họ long trọng đề nghị ông làm một bài thơ ngắn tặng cháu bé. Ông từ tốn đáp lời từ chối : tôi thực ra ngoài Thơ ra lối sống cũng không được tốt, thiếu cái chuẩn mực của của một đấng đến tuổi làm cha làm ông, tôi vốn không có duyên chơi với con trẻ và chả hiểu biết mấy tâm tính của chúng. Cháu của Bạn đây lần đầu tôi gặp, trong ngày lễ sinh nhật này nên nói điều hay ý đẹp chân thực từ đáy lòng và bởi phẩm cách đáng trọng trong cư xử thường nhật của người ruột thịt. Tôi đã không có cái hay đó để thực hiện nổi đề nghị của bạn, nên xin mọi người cứ vui tự nhiên như buổi lễ đang có mà tôi được hạnh phúc chứng kiến. Nhà Thơ đó thật ý nhị và rất tự trọng. Không như một số nhà văn thơ khác thực là ‘ăn mày dĩ vãng’ hoặc không sáng tác nổi, nhảy sang kiếm cơm linh tinh ở những lĩnh vực rất xa lạ, toàn thất bại và đầy tai tiếng

Có Thày giáo gia cảnh không lấy gì làm dư dả, sống bằng đồng lương đi dạy học. Nhưng đến khi được tổ chức nào đó mời, thường từ chối chỉ vì họ đọc được rằng thực chất những buổi học đó chỉ là giải ngân tiền dự án cho xong chuyện, những người được mời đến học chỉ dự cho đủ mặt để đánh trống ghi danh, hay muốn hóng hớt nghe được những mẩu thông tin ‘kì bí’, hoặc chỉ dự, thậm chí rất đông khi buổi học, hội thảo đó có các cơ quan truyền thông, có các vị tai to mặt lớn, có vài người nổi danh để họ có vẻ quan trọng theo. Tôi biết những Thày giáo đầy tự trọng, không như đại đa số đồng nghiệp trình độ kém cỏi, cố tình làm khó thi cử và giả lả, chớt nhả với Học viên để đòi ăn chơi và nhận phong bì. Đa phần những kẻ như thế về hưu rồi, thực chả còn năng lực gì nhưng vẫn dựa vào danh hão, cánh hẩu mà tham gia dự án này chương trình khác hết cả chỗ của các trí thức trẻ cần có sân chơi và thể hiện nghề nghiệp. Họ tự nhận là ‘cây Đa cây Đề’ mà thực chất là ‘Cây Rau Muống sống lâu’ phải cố nuốt mà bực mình

Không hiếm các Tổng Giám đốc, các chính khách biết tự từ chức khi làm không trọn bổn phận, hay trong tổ chức mình xảy ra sự cố không mong muốn, thậm chí Bộ trưởng Bộ Lao động Xã hội Nhật Bản vừa lên chức được 2 tháng, trước vụ việc khai man và mất hồ sơ người về hưu hưởng lương ngân sách ( do từ các đời Bộ trưởng khác để lại ) nhưng nhận trách nhiệm mà từ chức vì lí lẽ rất đơn giản : khi anh ứng cử vào vị trí đó anh đương nhiên phải nghiên cứu, tiếp nhận mọi vấn đề từ quá khứ để lại và tiếp tục đề ra giải pháp cho nó. Đó là sự tự trọng rất chính trực chứ không nhiều Chính khách, Tổng giám đốc mặt trơ trán bóng lì lợm nói tại diễn đàn quan trọng cả nước rằng : sự cố đó là từ thời người tiền nhiệm nên vô can. Hay như Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từ chức vì vụ gây hấn bất ngờ của Bình Nhưỡng bắn pháo lên Đảo biển làm chết dân thường và binh lính nước mình , chứ không như nhiều quan chức vô lương tâm vẫn níu giữ ghế khi công dân mình bị nước ngoài bức hiếp vô lối sờ sở , vẫn có thể nhăn nhở đi giao lưu đây đó phát ngôn các giá trị to tát

Người ta biết đến Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc Chu Dung Cơ, sau khi nỗ lực làm tuyệt vời sứ mệnh cao cả của mình ở cương vị đó với Đất nước với câu nói nổi tiếng ‘Hãy chuẩn bị cho tôi 100 viên đạn và 100 cỗ quan tài, 99 cái tôi giành cho cải cách còn 1 cái sẽ giành cho chính tôi’. Ông đã về hưu, an nhiên tự tại ở một nơi rất xa Thủ Đô, với phong cảnh Đất Trời tuyệt đẹp để vui thú với những đam mê văn hóa ‘Thư pháp’ mà xưa bận rộn ông không có thời gian. Tuyệt không bàn đến chính sự hay dòm ngõ can thiệp vào đương sự, không kể lể về những bí bách khi đương chức. Thật là tự trọng thay. Ngẫm lại bao nhiêu chính khách khác khi đương chức thực là hèn lắm, chả làm nổi trò trống gì. Khi hạ cánh cảm thấy không còn gì để mất nữa và dựa vào cái tuổi ai cũng ngại động vào nên bàn soạn chuyện chính trị vẫn như kiểu ‘lựa cỗ mà ăn’ thôi nhưng làm rối trí Thiên hạ. Nhưng bảo họ viết hồi kí đi thì tịnh không dám, đơn giản là kiểu gì họ cũng có dám nói thật đâu ?!

Tự trọng là thuộc tính chung cần có ở mọi người, vốn ảnh hưởng tự nhiên từ cư xử của người Lớn ( theo nghĩa tuổi tác và chức vụ ) mà củng cố dần hay bị mất đi. Trên đây mới chỉ là đôi nét điển hình thôi, chứ thực tiễn về điều này thì vô vàn ví dụ hay dở. Tất nhiên chúng ta hướng tới hình thành lòng Tự trọng dựa trên liêm chính, chính trực và trách nhiệm trong các quan hệ xã hội.
(nguồn blog nguyentatthinh.com)

Những tấm lòng thay đổi con người

Vào những ngày học kì 1 của lớp 5, năm cuối của chương trình Tiểu học

Cô Thompson là chủ nhiệm, mỗi khi đứng lớp thường nói với học sinh của mình những điều to tát, bóng bẩy…vốn không là niềm tin của cô khi trở về cuộc sống hàng ngày. Cô nhìn các em và tuyên bố : cô coi tất cả các học sinh như nhau và yêu quí tất cả như nhau…Thực ra cô luôn ưu ái hơn về chỗ ngồi và điểm giả với những em con của các Phụ huynh ‘có ảnh hưởng’ đến Trường và có thể giúp đỡ được cô lúc nào đó khi cần đến
Nhưng có một học sinh tên là Tenny, chuyển từ trường khác đến, khiến cô để ý : không hòa đồng, quần áo xộc xệch, tóc tai không tươm tất… Thực ra điều đặc biệt khiến cho cô Thompson rất không có thiện cảm với Tenny chính là vào ngày Nhà Giáo cậu bé đó thay vì mang đến tặng cô món quà đẹp,thậm chí có giá trị như các học sinh khác… thì cậu bé lại đợi đến cuối cùng, rụt rè tiến đến bên bàn cô một hộp giấy nhỏ đã cũ được bao gói bằng giấy tạp hóa và buộc dây rất vụng về. Cô lịch sự nhận và khá khó khăn mới mở ra được, bên trong là một vòng tay giả Kim cương thiếu mất vài hột và một lọ nước hoa để trần chỉ còn non nửa. Các học sinh ngồi dưới chăm chú thấy vậy cười ồ lên. Điều đó tự nhiên khiến cô thoáng giận cậu, dù cố gắng cười nhạt kèm theo một câu cảm ơn nhưng vô hồn
Từ đó…mỗi khi chấm bài cô thường rất lướt qua bài của Tenny không khó khăn gì cũng thấy có nhiều lỗi, và cố gắng cho cậu điểm ít tệ nhất, nhưng như vô thức cô còn đánh dấu trên bài của cậu một chữ “F” hoặc ‘B’. Còn hồ sơ của cậu luôn bị cô xếp dưới cùng không có nhu cầu muốn xem nó
Tuy thế nhà trường có qui định buộc Giáo viên Chủ nhiệm phải đọc hồ sơ của học sinh… rồi cũng đến trường hợp của Tenny, càng đọc cô giáo càng chăm chú :
- Giáo viên lớp Một nhận xét : Tenny là một học sinh thông minh vui vẻ, em làm bài đầy đủ, đạo đức tốt
- Giáo viên lớp Hai nhận xét : Tenny có học lực xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng em gặp khó khăn vì mẹ đang bị ung thư giai đoạn cuối
- Giáo viên lớp Ba nhận xét : Cái chết của mẹ Tenny là khó khăn to lớn đối với em, phải rất cố gắng em mới vượt qua được để đi học bình thường, vì thiếu sự quan tâm của người bố
- Cô giáo lớp Bốn nhận xét : Tenny rất lãnh đạm, khép kín, thiếu chú ý và đôi khi còn ngủ trong lớp, Trường học quá xa nhà. Có lẽ em sẽ tích cực hơn khi được quan tâm tốt

Đến bây giờ cô Thompson mới nhận thấy và từ sâu thẳm tự thấy xấu hổ vô cùng với bản thân.
Hôm sau bước vào lớp Cô Thompson ngồi xuống giành 1 phút đeo vào cổ tay chiếc vòng, mở lọ nước hoa mà Tenny đã tặng ngửi nhẹ rồi thấm một chút lên chiếc vòng đó, trước khi bắt đầu giảng. Sau khi tan lớp giữ cậu lại trao đổi việc học tập. Cậu bé nhận ra và rất cảm động khẽ nói : cô ngửi nước hoa rất giống mẹ em. Cô Thompson đã khóc nhiều sau đó

Kể từ hôm ấy Cô giành nhiều thời gian quan tâm và khuyến khích Tenny. Trí nhớ , sự hoạt bát, niềm phấm khởi học tập của cậu dần được hồi phục và mỗi tuần qua đi khá lên rất nhiều, đến mức trở thành một trong vài học sinh xuất sắc nhất của toàn Khối 5. Bây giờ cô Thompson vẫn nói yêu tất cả các em học sinh, nhưng trong thâm tâm cô yêu quí nhất Tenny.

Ngày cuối của lớp 5 đã kết thúc. Đưa tiễn Tenny ra cổng trường, cô cúi xuống ôm chặt Tenny vào lòng thầm thì : tạm biệt em, chúc em những ngày sau luôn vui khỏe và giỏi giang như em đã từng cho cô thấy như thế ! Tenny nói bên tại cô : Cô tốt nhất với em. Em yêu Cô’. Cầm tay cô lên, Tenny áp má mình vào cổ tay cô trong những buổi lên lớp luôn đeo vòng kim cương giả thiếu vài hột với mùi nước hoa cậu đã tặng… như có nước mắt. Đứng lên tạm biệt nhưng cô Thompson vẫn đứng mãi đó vẫy tay chào như gửi theo cậu lời khích lệ khi dáng hình gầy nhỏ của Tenny đã xa khuất hẳn

… Một lần nữa Tenny lại phải chuyển đi học ở trường khác xa nơi đó. Nhiều năm sau cô thường thư từ thăm hỏi động viên cậu và Tenny kể với cô mọi chuyện vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống hàng ngày…

Rồi đến Mùa Xuân năm ấy, cô nhận được thông báo từ Tenny, chàng trai đó đã tìm được cô gái của đời mình và quyết định kết hôn. Anh phân vân hỏi cô : liệu cô có đồng ý ngồi ở vị trí thường dành cho mẹ của chú rể trong buổi lễ thành hôn hay không. Cô rất cảm động nói : Tenny yêu quí, Cô rất vinh dự được như vậy em ạ. Vào ngày cưới, cô đến dự đeo trên tay vòng Kim cương giả với mùi nước hoa mà mẹ Tenny vẫn dùng trong dịp Giáng sinh cuối cùng của bà khi bên anh. Họ ôm chầm lấy nhau, như có nước mắt Tenny thầm thì : ‘Cô như Mẹ em ! Cô đã giúp em thay đổi, em yêu và biết ơn Cô’. Khẽ thì thầm, cô Thompson đáp lại lòng đầy xúc động : ‘Không, chính em mới là người dạy cô thay đổi chính mình. Cô đã không biết cách dạy học, chưa thực biết sống đúng với một người giáo viên cho đến ngày khi được hiểu về em hơn’…. 
(nguồn blog nguyentatthinh.com)

Bóng đá Đông Nam Á: Vẫn là “vùng trũng”

VCK AFF cup 2010 chưa khép lại, song bức tranh về bóng đá khu vực sau một chặng đường đã được vẽ lên tương đối đầy đủ, trong đó màu xám đã chiếm vai trò chủ đạo.
Trong hơn 1 thập kỷ gần đây, Đông Nam Á đã có nhiều nỗ lực vươn lên để xóa cái tiếng “vùng trũng” của bóng đá thế giới. Nhiều dự án giàu tham vọng được đặt ra, kể cả kế hoạch “đi tắt đón đầu” xin đăng cai VCK World cup của Thái Lan, nhưng tất cả đều chưa mang lại hiệu quả cần thiết. Bóng đá Đông Nam Á vẫn phải chấp nhận nép mình như những gì vốn có trong nhiều năm qua.
Thế nên, AFF cup với 2 năm được tổ chức 1 lần luôn trở thành thước đo chính xác cho năng lực và sự tiến bộ nếu có của các quốc gia trong khu vực. Nhiều bất ngờ, thậm chí có cả kết quả gây sốc, đã xẩy ra ở vòng đấu bảng năm nay. Chẳng hạn như Philippines quật ngã Việt Nam và có mặt ở bán kết. Lào lần đầu tiên có điểm trước Thái Lan sau 35 năm…


Thất bại của Thái Lan (phải) chính là sự thụt lùi của bóng đá khu vực

Mặc dù vậy, tất cả những bất ngờ ấy lại không phải là sự đảm bảo rằng, bóng đá “vùng trũng” đã không còn “trũng” nữa.
Sau khi bất ngờ cầm hòa Thái Lan, đội tuyển Lào đều thua không dưới 5 bàn ở 2 trận sau đó và một lần nữa ngậm ngùi chấp nhận thân phận của đội “lót đường”. Philippines lần đầu lọt vào bán kết giải đấu khu vực, thế nhưng đội bóng này đã gặp quá nhiều may mắn, chẳng hạn như 1 điểm trước Singapore, hay họ bất ngờ có được 3 điểm bởi những sai lầm của hàng phòng ngự Việt Nam.
Có mặt trong nhóm 4 đội mạnh nhất ở AFF cup 2010, song Philippines lại không có nổi một cái sân đạt tiêu chuẩn, để rồi họ phải chấp nhận đá cả 2 trận bán kết tại cùng địa điểm. Chuyện có lẽ chỉ xẩy ra ở Đông Nam Á. Với một đội bóng có cơ sở nghèo nàn như vậy, thật khó để bóng đá khu vực có thể trông chờ vào Philippines.
Ở nhóm đầu, thất bại của Thái Lan được nhìn nhận ở nhiều góc độ như sự chủ quan trong công tác chuẩn bị, thiếu may mắn…Nhưng dù thế nào cũng không phủ nhận, lá cờ đầu của bóng đá khu vực đang rơi tự do. Vậy nên, việc không qua được vòng bảng không chỉ là thất bại của riêng bóng đá Thái Lan mà còn là sự thụt lùi của bóng đá Đông Nam Á.
Đội tuyển Việt Nam đã mang đến cho NHM 2 bữa tiệc ở vòng đấu bảng. Thế nhưng, bình tâm nhìn lại, chúng ta không thể vui trọn vẹn khi mà nhà vô địch Đông Nam Á vẫn đang trên đường tìm lại hình ảnh của chính mình 2 năm trước. Bên cạnh đó, những sai lầm chết người của Như Thành, của Hồng Sơn trước Philippines khiến cho người ta không khỏi giật mình với cảm giác ớn lạnh dọc sống lưng.
Trong bức tranh nhiều gam màu xám ấy, Indonesia đang được nói đến nhiều như là đội bóng tiến bộ nhất và được coi là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch. Tuy nhiên, với chính người Indonesia, họ cũng hiểu rằng 3 trận thắng vòng bảng chỉ là bước khởi đầu. Chỉ có chức vô địch mới giúp bóng đá Indonesia thành công sau 3 lần về nhì chứ không phải những trận thắng ở…vòng đấu bảng.

 
Thành công của Philippines (trái) chỉ là nhất thời

Trong giấc mơ bơi ra biển lớn của bóng đá Đông Nam Á, trào lưu sử dụng cầu thủ nhập tịch đã tạo ra những quan điểm trái chiều. Kẻ ủng hộ, người phản đối. Philippines lọt vào bán kết với “dòng máu ngoại” hay Indonesia đang sở hữu 2 tiền đạo nhập tịch đá rất hiệu quả đã trở thành dẫn chứng cho nhóm ủng hộ. Song thất bại của Singapore, quốc gia đi đầu về việc sử dụng nguồn lực ngoại, lại khiến người ta có cớ phản đối.
Nhưng dù đứng trên quan điểm nào thì thực tế cho thấy, nhóm cầu thủ nhập tịch chỉ nên được coi là một nguồn lực trong nhiều sự lựa chọn, chứ nó không phải là đôi cánh để giúp “vùng trũng” bay lên. Nhóm cầu thủ nhập tịch không thể tạo ra nền tảng cơ bản cho sự phát triển ổn định.
Vậy nên, bóng đá Đông Nam Á vẫn chỉ là “vùng trũng” dù AFF cup 2010 mới chỉ qua vòng bảng. 
(nguồn bongdaso.com)