Suy nghĩ và Cảm nhận
Nguyễn Danh Vượng - Những bài viết tâm đắc có trích dẫn
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
Văn hóa Nhật - nền văn minh đi trước
Có một nhà báo người Trung Quốc được cử đi lấy thông tin ở vùng xảy ra thảm họa đã phải thốt lên rằng, nền kinh tế Trung Quốc có thể 50 năm nữa sẽ đứng số 1 thế giới nhưng còn văn hóa của chúng ta thì chắc chắn 500 năm nữa cũng không bằng người Nhật. Ôi, Nhật Bản, sao các bạn lại vĩ đại đến thế! Một đất nước không tài nguyên, không khoáng sản, ở trên mảnh đất cằn cỗi vô cùng khắc nghiệt với bao thiên tai rình rập, nhưng vẫn phát triển kinh tế thứ 3 thế giới và một nền văn hóa truyền thống làm mọi người trên hành tinh này nể phục.
Trung Quốc lâu nay vẫn tự tôn mình là con rồng của châu Á đang vươn mình ra thế giới, là cái nôi và bề dày lịch sử của văn hóa phương Đông. Nhưng họ đang che giấu 1 sự thật rằng, trong con mắt người phương Tây, Trung Quốc là nơi bóc lột sức lao động với đội ngũ lao công rẻ mạt, là nơi ăn cắp công nghệ siêu nhanh và luôn có tham vọng làm bá chủ, 1 tư tưởng độc tài và khó có thể chấp nhận trong thế giới văn minh hiện nay. Có thể nói rằng, Trung Quốc là quê hương của Khổng Tử nhưng Nhật Bản mới là nơi văn hóa của Khổng học thăng hoa, phát triển và gìn giữ trong xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cảm ơn Nhật Bản, các bạn đã cho tôi rất nhiều bài học và cho tôi cảm giác mình cần phải cố gắng trưởng thành lên.
(Nguyễn Danh Vượng)
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Sứ quán vô cảm
Bản tin buổi tối ngày 16.3.2011, VTV1 dành đến hơn 5 phút để ca ngợi nỗ lực của Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trong việc “quan tâm” (!) cứu hộ, giúp đỡ người Việt tại Miyagi. VTV1 cứ nói đi nói lại về cái chuyện “có 3 xe bus” đã tham gia di tản – như thể rằng mượn cái “cấu trúc 3” (cấu trúc hoàn chỉnh) để ám chỉ sự hoàn hảo của nghĩa vụ và bổn phận?
Than ôi, nếu ai đã đọc BBC và các trang mạng khác thì biết rõ thực chất ngược lại: Sứ quán Việt Nam tại Nhật coi tính mạng đồng bào mình chẳng khác chi cỏ rác. Bằng chứng rất rõ (theo BBC): Dù có đến 31.000 người Việt đang sinh sống ở Nhật nhưng Sứ quán cũng chỉ làm việc buổi sáng và buổi chiều, mỗi buổi 3 tiếng đồng hồ. Gọi điện không có ai trực máy. Trong khi đó, Philippines thiết lập đến 3 đường dây nóng 24/24.
Quan tâm cái nỗi gì mà hành xử theo cách đó? Nếu liên hệ với các vụ lũ lụt vừa qua tại Việt Nam thì thấy rõ cách thức Chính phủ đối xử với người dân cũng chẳng khác là bao. Hàng trăm người chết ở Quảng Bình, Hà Tĩnh nhưng phải mấy ngày sau mới thấy quan chức cao cấp xuất hiện. Lễ hội Thăng Long không thèm dành dù chỉ nửa giây để mặc niệm hàng trăm đồng bào mình bị chết thảm. Đó là chưa nói hàng ngàn thỉnh cầu, kiến nghị, góp ý… của dân, không hề được các quan chức Chính phủ trả lời dù chỉ nửa câu. Chẳng nói đâu xa, hồi Đại hội X, vì ngây thơ và cả tin, người viết bài này đã viết 13 bức thư tâm huyết gửi về Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo địa chỉ 1A Hùng Vương, Hà Nội bằng đường chuyển phát nhanh, nhưng chẳng hề nhận được bất kỳ phản hồi nào. Không thể nói rằng thư không đến nơi, vì mỗi lá thư như thế tốn 11.000 đồng tiền gửi, nhất định phải đến tận tay, day tận chỗ (sau đó, có 6 thư được đăng trên báo Lao Động, Thanh Niên…).
VTV1 đã “tiết lộ thông tin” vào cuối bản tin, khi cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi điện cho Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để thăm hỏi (!). À, thì ra là thế. Dư luận bức xúc quá, quốc tế lên án, Chính phủ chỉ đạo trực tiếp, nên Sứ quán mới biết “thương” người dân! Có đời thuở nào như thế không? Ăn tiền dân, lộc nước thì phải làm hết sức mình phục vụ dân, quý và lo cho dân chứ? Chẳng lẽ các vị cho rằng cứ ăn trên ngồi trốc là được quyền “ban phát” cho những kẻ đã còng lưng mỏi gối làm quần quật để lo cho mình sao? Liên hệ đến chuyện vì lo cho tính mạng của hai nữ nhà báo Mỹ gốc Triều mà cựu Tổng thống B. Clinton đi máy bay tư nhân sang tận Bắc Triều để xin, để đón; mới thấy cái mạng người dân Việt bị chính quyền rẻ rúng đến mức nào. Xót và đau bởi cái nỗi đầy tớ luôn “tư duy” theo lối ban ơn mà quên đi cái bổn phận của kẻ công bộc nhất thiết phải vì dân, vì nước.
Đến bao giờ mới thay đổi cách nhìn, cách hiểu thiển cận và u ám đến thế của các ngài đang công tác trong Sứ quán Việt tại Nhật Bản? Sự vô cảm đến mức tàn nhẫn và lạnh lẽo ấy chẳng lẽ lại là tên gọi đích thực của hai chữ vì dân? Có lẽ cũng chỉ biết nói và thở dài. Thở dài cho đến khi nào liệt cả cổ, đau cả mũi, đỏ cả mắt mới thôi chăng?
(đăng trong http://vi.wordpress.com/tag/ha-van-thịnh/)
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011
Vài lời về sự ngộ nhận đi đến tha hóa
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011
Hồ Gươm
Tôi là một người con, được sinh ra và lớn lên ở đất Hà Nội này; hình ảnh Hồ Gươm là hình tượng hằn sâu trong trí óc tôi. Tôi hiểu rằng giá trị thật của Hồ Gươm không phải là đền Ngọc Sơn (do Nguyễn Siêu xây dựng), cũng không phải là Tháp Rùa (xây dựng vào thế kỉ 19) vì đơn giản những di tích này hình thành do bàn tay con người, hay nói cách khác là nhân tạo, không mang giá trị thiên nhiên, tạo hóa. Đã nói đến lịch sử Hồ Gươm tức là nói đến truyền thuyết Rùa vàng nổi lên trao kiếm cho vua Lê Lợi đánh giặc phương Bắc. Vào thời kỳ đó, nước Hồ Gươm trong vắt, là nơi du ngoạn trên thuyền của hoàng tộc và vua chúa triều đình.
Một vài tháng nay, tin tức về Cụ Rùa trên các thông tin truyền thông và hình ảnh làm tôi không kìm được cảm xúc của mình, một cảm xúc nôn nao khó tả. Vì vậy hôm nay tôi tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm viết một điều gì đó, không phải để phê phán hay bàn luận, chỉ để bộc lộ tình cảm và suy nghĩ về vùng đất và nhân vật truyền thuyết linh thiêng này. Blog này thường không được dùng dể viét về những vấn đề thời sự, những chủ đề mang tính nóng, mà chỉ là nơi chia sẻ kiến thức của người viết mà thôi. Nhưng riêng với chủ đề này, tôi phải đưa ra những suy nghĩ của mình.
Tôi thực sự cảm thấy con người chúng ta ở thời đại này đang chà đạp lên những cái gì tinh túy và linh thiêng nhất của cha ông để lại. Từ các lễ hội mang tính lịch sử và văn hóa như chùa Hương, đền Trần, đền Hùng, đền thờ Bà Chúa Kho, Yên Tử,... ngày nay không còn là nơi dành cho những người thành tâm, hướng thiện, hay chỉ đơn giản là tới dự lễ hội để cầu may, cầu nguyện, hướng tới sự ấm no, hạnh phúc, giàu có cho cá nhân và gia đình. Những địa điểm trên ngày nay biến tướng trở thành nơi cho lái buôn chặt chém khách du lịch, là những dòng người chen lấn xô đẩy, cãi vã lẫn nhau, là cờ bạc dọc hai bên đường, là những quán ăn đặc sản thú rừng, ngoài ra còn là nơi của móc túi và trộm cắp. Tôi rất muốn tìm ra một biến chuyển mang tính tích cực, nhưng thật sự là không có, ngoài một vài cá nhân hảo tâm công đức và xây dựng, bảo trì di tích. Phải chăng chúng ta đang đẩy lùi những gía trị văn hóa truyền thống mang bản sắc rất riêng của dân tộc?
Quay trở lại vấn đề đầu của bài viết. Bên trên tôi đề cập vấn đề để chỉ ra rằng Hồ Gươm chỉ là một trong những nạn nhân bị những con người thiếu ý thức làm ảnh hưởng. Đi dọc hai bên bờ hồ là những rác thải đen kịt đọng lại, cá bị môi trường nước ô nhiễm không sống được nổi lềnh phềnh, nước hồ không là màu trắng trong mà đã trở thành màu rêu. Tôi thiết nghĩ không biết dưới hồ có nguồn nước thải của doanh nghiệp vô ý thức nào thải ra hay không. Quả thực suy nghĩ này làm tôi lo sợ, theo thời gian Hồ Gươm lại thành sông Tô Lịch mất thôi (?)
Cụ Rùa nổi lên liên tục với bao vết thương trên người, phải chăng Cụ đang báo hiệu cho chúng ta một điều gì đó? Tôi thực sự tin là như vậy, Cụ chắc chắn đang cầu cứu chúng ta, Cụ có lẽ đang chờ con người chúng ta báo đáp lại như cách Cụ đã nổi lên với gươm thần trao cho Lê Lợi đánh giặc giữ nước, và sau bao thế kỉ trôi qua, liệu chúng ta có cho cụ nổi một viên thuốc thần không? Hay chỉ coi Cụ là một vấn đề đem ra bàn bạc mãi không đến hồi kết?
Theo những tài liệu tôi cóp nhặt và đọc về cơ chế quản lý đô thị, thì Hồ Gươm do ủy ban thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm xem xét và xử lý những vấn đề liên quan. Nhưng khổ nỗi, bất cứ ý kiến nào đưa ra là lại gặp sự phản bác hay ý kiến trái chiều, các cơ quan khác không thuộc phạm vi quản lý cũng muốn nhảy vào tham gia góp ý, làm cho tất cả những vấn đề thành mớ bòng bong, như sợi dây bị thắt nút.
Tôi linh cảm rằng, một ngày nào đó khi hồ Gươm vắng Cụ Rùa mãi mãi, chúng ta nhất định sẽ bị trả giá và lĩnh hậu quả từ lịch sử. Đây là vấn đề hoàn toàn nghiêm túc. Hỡi những người có trách nhiệm và quyền hạn trong tay, xin hãy ra tay trước khi quá muộn. Dù thế nào, tôi vẫn đặt niềm tin vào trái tim lương thiện của những con người này.
(Nguyễn Danh Vượng)
Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011
Một vài nghiên cứu và cảm nhận về kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp được luật pháp nhiều nước công nhận và đã ban hành luật để quản lý hoạt động này. Ở Việt Nam luật về bán hàng đa cấp được ban hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2005.
Tại Việt Nam, Nhà nước và Luật Pháp cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp bất chính được quy định như sau: Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Nhìn nhận tại Việt Nam
Kinh doanh đa cấp bắt đầu vào Việt Nam chỉ khoảng mười năm nên vẫn còn là đề tài với nhiều ý kiến trái chiều. Sau đây là những nguyên nhân giải thích vì sao còn quá nhiều ý kiến phản đối kinh doanh đa cấp tại Việt Nam:
1. Đây là một hình thức kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam.
2. Lợi nhuận không ngờ từ việc tham gia bán hàng đa cấp đã khiến nhiều người ngờ vực.
3. Kinh doanh đa cấp và hình thức phân phối trực tiếp truyền miệng nên không cần đến quảng cáo, chính vì vậy các báo đài lên tiếng phản đối vì sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ vốn chủ yếu sinh ra từ quảng cáo.
4. Một số công ty đa cấp biến tướng phát triển ồ ạt với những hình thức lôi kéo, ép buộc người dân tham gia đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ cho các công ty chân chính.
5. Một lượng không nhỏ những nhà phân phối (kể cả những công ty chân chính) đã quảng bá quá mức về công dụng của sản phẩm cũng như cơ hội về nghề nghiệp.
6. Tầm nhìn của người dân còn hạn chế.
7. Động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của ngành nghề.
Công ty Kinh doanh đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của phương thức bán hàng đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Thuật ngữ "đa cấp" ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác-kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác). Một số điểm để nhận biết một công ty đa cấp bất chính:
1. Hình thức Bất hợp pháp.
Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia.
o Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định.
o Chính sách trái pháp luật hoặc không công bằng đối với những người tham gia, cụ thể là người vào trước luôn luôn có nhiều quyền lợi hơn những người vào sau.
2. Sản phẩm
o Chất lượng, giá trị sản phẩm không tương xứng với giá tiền bỏ ra.
o Sản phẩm chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp.
o Sản phẩm mua tại công ty không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấp hơn giá mua sỉ.
o Không cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại tiền.
Tuy nhiên, việc phân biệt công ty minh bạch hay bất chính rất khó với đa số người dân, nhất là những người chưa hiểu rõ về bán hàng đa cấp. Người ta thường hiểu KDĐC theo nhiều cách khác nhau và sai lệch, số ít người hiểu Kinh doanh theo mạng và Bán hàng đa cấp là hai hình thức khác nhau nhưng thực chất chúng chỉ là một.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)