Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Một vài nghiên cứu và cảm nhận về kinh doanh đa cấp


Kinh doanh đa cấp được luật pháp nhiều nước công nhận và đã ban hành luật để quản lý hoạt động này. Ở Việt Nam luật về bán hàng đa cấp được ban hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2005.

Tại Việt Nam, Nhà nước và Luật Pháp cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp bất chính được quy định như sau: Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Nhìn nhận tại Việt Nam

Kinh doanh đa cấp bắt đầu vào Việt Nam chỉ khoảng mười năm nên vẫn còn là đề tài với nhiều ý kiến trái chiều. Sau đây là những nguyên nhân giải thích vì sao còn quá nhiều ý kiến phản đối kinh doanh đa cấp tại Việt Nam:
1. Đây là một hình thức kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam.
2. Lợi nhuận không ngờ từ việc tham gia bán hàng đa cấp đã khiến nhiều người ngờ vực.
3. Kinh doanh đa cấp và hình thức phân phối trực tiếp truyền miệng nên không cần đến quảng cáo, chính vì vậy các báo đài lên tiếng phản đối vì sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ vốn chủ yếu sinh ra từ quảng cáo.
4. Một số công ty đa cấp biến tướng phát triển ồ ạt với những hình thức lôi kéo, ép buộc người dân tham gia đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ cho các công ty chân chính.
5. Một lượng không nhỏ những nhà phân phối (kể cả những công ty chân chính) đã quảng bá quá mức về công dụng của sản phẩm cũng như cơ hội về nghề nghiệp.
6. Tầm nhìn của người dân còn hạn chế.
7. Động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của ngành nghề.

Công ty Kinh doanh đa cấp bất chính

Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của phương thức bán hàng đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Thuật ngữ "đa cấp" ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác-kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác). Một số điểm để nhận biết một công ty đa cấp bất chính:

1. Hình thức Bất hợp pháp.
Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia.
o   Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định.
o   Chính sách trái pháp luật hoặc không công bằng đối với những người tham gia, cụ thể là người vào trước luôn luôn có nhiều quyền lợi hơn những người vào sau.
2. Sản phẩm
o Chất lượng, giá trị sản phẩm không tương xứng với giá tiền bỏ ra.
o Sản phẩm chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp.
o Sản phẩm mua tại công ty không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấp hơn giá mua sỉ.
  o Không cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại tiền.
Tuy nhiên, việc phân biệt công ty minh bạch hay bất chính rất khó với đa số người dân, nhất là những người chưa hiểu rõ về bán hàng đa cấp. Người ta thường hiểu KDĐC theo nhiều cách khác nhau và sai lệch, số ít người hiểu Kinh doanh theo mạng và Bán hàng đa cấp là hai hình thức khác nhau nhưng thực chất chúng chỉ là một.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét