Việt Nam thì bất kì ai trong chúng ta cũng hiểu về văn hóa, đời sống và thói quen hàng ngày, nên tôi không nói. Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta thử đi qua một số thông tin lịch sử và sự phát triển của nước Nhật.
Nhật Bản hiện là cường quốc kinh tế phát triển thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc. Điều đáng nói họ là một quốc gia nhỏ bé về diện tích, hầu như không có một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào làm nền móng cho sự phát triển bền vững như hiện tại. Nếu so sánh hai điều này với Mĩ và TQ thì quá khập khiễng, mà cũng không nên so sánh với Việt Nam, chúng ta tự hiểu. Từ xa xưa, người Nhật đã phải hứng chịu vô vàn những thiên tai khắc nghiệt như động đất và núi lửa nhưng vẫn để lại một bề dầy lịch sử về văn hóa và truyền thống cho mảnh đất châu Á, ví dụ điển hình là nhân vật nổi tiếng Samurai truyền thuyết, vị anh hùng dân tộc, là hình tượng cho tinh thần dũng cảm bất khuất, hay những nhóm Ninja mà cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã,...
Ngay từ thế chiến thứ nhất, Nhật Bản đã là một nước phát xít với lực lượng quân đội hùng mạnh đi chinh chiến từ Đông sang Tây, biết bao nhiêu quốc gia đã khốn đốn và hàng vạn người chết dưới tay phát xít Nhật tại thời điểm này, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam chúng ta có quyền tự hào vì đánh đuổi được phát xít Nhật. Mặc dù phát triển rất mạnh nhưng đây là một vết nhơ trong lịch sử Nhật Bản dưới chế độ phát xít bạo tàn. Sang thế chiến thứ hai, Mĩ đã vươn lên như vũ bão thành một cường quốc ở phía Tây, nhưng vẫn bị hải quân và không quân Nhật đánh cho tan tác ở trận Trân Châu Cảng tại Hawai, tháng 12/1941. Rất may trong giai đoạn đó, Mĩ đã chế tạo và thử nghiệm thành công 2 quả bom hạt nhân để nhấn chìm tham vọng bành trướng của người Nhật, buộc họ kí vào Hiệp ước hòa bình và không phát triển về quân sự. Điều tôi muốn nói là ở bất kì giai đoạn nào, Nhật cũng là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu.
Phải công nhận người Nhật rất thông minh và sáng tạo, họ xây dựng uy tín cho người châu Á chúng ta trên bản đồ thế giới. Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, người Nhật tập trung chất xám của họ cho nền công nghiệp điện tử, hàng loạt các thương hiệu hàng đầu chất lượng cao mà chúng ta có thể nhìn thấy hàng ngày trong đời sống: Sony, Toshiba, Honda, Toyota, Mítubishi, Sharp,..
Trong công việc hàng ngày, họ là những người tận dụng tối đa thời gian, sử dụng hết năng lực làm việc của mọi người; trung bình một tuần họ làm trên 40 tiếng, vất vả nhưng hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, về vấn đề này, cá nhân tôi thích phong cách làm việc của phương Tây hơn, họ có một cuộc sống cân bằng và khoa học, làm ít nhưng hiệu quả vẫn cao, có nhiều thời gian đi du lịch, chơi golf, tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội chứ không chỉ tập trung hết quỹ thời gian vào công việc và gia đình như người Nhật.
Trong giao dịch, người Nhật nổi tiếng là chuyên nghiệp và rất khó làm ăn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Bất kể loại hàng hóa hay dịch vụ gì họ luôn đòi hỏi, yêu cầu có tính sáng tạo và chất lượng rất cao, giá thành là thứ bàn sau cùng. Việt Nam lúc nào cũng muốn mua với giá rẻ nhất, sản phẩm sản xuất ra bán với giá cao nhất, đi copy cũng được, còn chất lượng như nào sẽ bàn đến sau, tư duy hoàn toàn trái ngược; do đó, làm ăn với người Nhật khó đi đến thành công.
Các sản phẩm của Nhật nếu xét về giá thì vô cùng đắt đỏ, từ đồ ăn đến dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, kể cả bản thân người tiêu dùng Nhật họ cũng hiểu điều đó, họ biết thừa nếu nhập đồ Trung Quốc thì họ sẽ giảm được rất nhiều chi phí. Nhưng vì văn hóa chất lượng đặt hàng đầu nên họ luôn dùng những thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất, miễn là xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra để sử dụng. Về tiêu chuẩn hàng hóa điện tử của Nhật thì rất hiếm khi phải suy nghĩ nếu đem đi so sánh với cùng một mặt hàng của quốc gia khác, dù có là Mĩ hay Hàn Quốc, 2 quốc gia cũng rất phát triển về công nghiệp điện tử. Mỹ chắc chắn có thể tự hào về công ty Apple của họ là có thể vượt qua được tiêu chuẩn khắt khe này.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang ra sức quảng bá thương hiệu với khẩu hiệu "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" nhưng e rằng khó mà thành công với thị yếu người tiêu dùng ngày nay. Chúng ta thường có thói quen thích thay đổi nên chỉ cần rẻ, hỏng nhanh cũng được để mua cái khác cho đỡ lỗi mốt, nên đồ nhập lậu chất lượng thấp từ Trung Quốc tha hồ tung hoành và chiếm lĩnh hơn 90% mặt bằng sản phẩm trên thị trường. Người Trung Quốc vô cùng láu cá, những hàng hóa tiêu chuẩn thấp không tiêu thụ được ở thị trường họ thì bằng mọi giá cho trôi dạt qua Việt Nam, kiểu gì cũng tiêu thụ hết. Nếu như chính người tiêu dùng không chịu quay lưng, thay đổi tư duy mua bán sản phẩm thì xung quanh chúng ta sẽ chỉ luôn luôn là đồ thừa của các quốc gia khác.
(tự truyện - không nguồn)
1 sự thật có thể nhận thấy là thương hiệu quần áo Made in Vietnam chỉ có vài chục cửa hàng chính hãng trên toàn quốc, nhưng lại có đến hàng trăm cửa hàng Made in Vietnam ở địa bàn Hà Nội ( nhưng đa số là bán hàng Trung Quốc ). Với sự thiếu quản lý và tư cách đạo đức nghề nghiệp như vậy, đến bao giờ người Vn mới tin dùng hàng Việt Nam
Trả lờiXóa=)) vào các cừa hàng thời trang VN thì bó chiếu luôn, toàn Hanosimex, Việt Tiến, Vinatex,Bitis, Thượng Đình ...thiết kế 5-10 năm ko thay đổi :)) bảo sao không ai mua. Những thiết kế đổi mới,sáng tạo ko được đi vào sản xuất, nằm ngủ trên những thành công trong quá khứ, chất lượng thì mang về xài mới biết vì có theo tiêu chuẩn quốc tế nào để đối xứng đâu :))
Trả lờiXóa