Do Thái là một dân tộc được thế giới ngưỡng mộ và tôn sùng về trí tuệ sáng tạo và trí thông minh của họ. Chúng ta có câu: "Tiền của thế giới nằm trong tay người Mỹ, nhưng tiền của người Mỹ lại nằm trong túi người Do Thái". Đó là lời khen ngợi, tán dương dành cho trí tuệ phi thường của người Do Thái. Dưới đây tôi muốn kể cho các bạn 2 câu chuyện của người Do Thái, rất thú vị và phản ảnh chân thực cuộc sống của chúng ta hiện tại, rất hi vọng các bạn đúc rút được bài học cho riêng mình:
+Câu chuyện 1:
Kahn là người Mỹ gốc Latinh, đứng trước công ty bách hóa, mắt nhìn đủ mọi thương phẩm muôn màu muôn vẻ. Bên cạnh anh có một quý ông người Do Thái ăn mặc rất lịch lãm với điếu xì gà trong tay.
Kahn cung kính hỏi: "Xì gà của ông thơm quá, chắc là đắt tiền lắm nhỉ?".
"20 đô-la một điếu". Người đàn ông đáp.
"Chà..., một ngày ông hút bao nhiêu điếu vậy?"
"10 điếu".
"Trời ạ! Ông hút bao lâu rồi?"
"40 năm trước đã bắt đầu hút."
"Sao? Ông thử tính xem, nếu không hút thuốc, số tiền đó đủ để mua cả công ty bách hóa này rồi đấy".
"Nói vậy, anh không hút thuốc?"
"Tôi không hút thuốc".
"Vậy, anh mua công ty bách hóa này rồi à?"
"Chưa"
"Tôi nói cho anh biết, công ty bách hóa này là của tôi đấy".
-Bài học:
Rõ ràng, chẳng ai lại không thừa nhận Kahn là người thông minh. Bởi lẽ, thứ nhất, anh ta tính toán rất nhanh, chỉ trong chớp mắt đã tính ra được mỗi ngày hút 10 điếu xì gà giá 20 đô-la, số tiền hút thuốc suốt 40 năm đủ để mua một công ty bách hóa. Thứ hai, anh hiểu rất rõ đạo lý, cần cù chăm lo chuyện gia đình, tích lũy từ nhỏ đến lớn, hơn nữa dốc sức mà làm, chưa bao giờ hút điếu xì gà giá 20 đô-la.
Nhưng chẳng ai nói Kahn có trí tuệ sống (thật sự), bởi vì anh không hút xì gà, nhưng cũng không tiết kiệm được số tiền đủ để mua công ty bách hóa. Trí tuệ của Kahn là trí tuệ chết (bảo thủ), trí tuệ của quý ông người Do Thái mới là trí tuệ sống, tiền được sinh ra từ tiền, chứ không phải sự chắt chiu tích góp. Do đó, ông hoàn toàn thoải mái hưởng thụ cuộc sống, sử dụng những thứ xa xỉ nhất.
+ Câu chuyện 2:
Giáo sư A hỏi giáo sư B: "Trí tuệ và tiền tài, thứ nào quan trọng hơn?"
"Dĩ nhiên trí tuệ quan trọng hơn tiền tài rồi."
"Đã thế, tại sao học giả, chuyên gia, tư vấn và chuyên môn giỏi lại phải làm việc cho các thương gia, đại gia giàu có? Mà các đại gia, thương gia không làm việc cho học giả, chuyên gia...đó chứ?"
"Đơn giản thôi, học giả và các chuyên gia biết giá trị của đồng tiền, còn đại gia lại không biết tầm quan trọng của trí tuệ".
Về mặt nào đó, câu trả lời của giáo sư B rất có lý: biết giá trị của đồng tiền thì mới làm việc cho người giàu có; còn không biết tầm quan trọng của "trí tuệ" thì mới dám ngạo mạn với nó như thế. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy được rằng: nếu học giả và các chuyên gia biết giá trị của của đồng tiền (của cải giàu sang), vậy sao không dùng tri thức (trí tuệ) để có được tiền, mà chỉ làm nô lệ cho nhà giàu để có được "của bố thí" không chút tương xứng"?
Rõ ràng, học giả và các chuyên gia không hề có trí tuệ thực sự. Thứ mà họ có chỉ là cả khối tri thức. Dù họ biết được giá trị của đồng tiền, nhưng lại không thể điểu khiển được đồng tiền, hoặc không thể khiến đồng tiền phục vụ cho bản thân. Ngược lại, dù người giàu có không học nhiều biết rộng, nhưng lại có thể điều khiền đồng tiền, dùng tiền để nô dịch học giả, bản lĩnh này của họ mới là trí tuệ thật sự.
Đạo lý rất đơn giản, tiền tài là thước đo của trí tuệ. Tức đồng tiền linh động quan trọng hơn thứ trí tuệ không thể tạo ra tiền, và trí tuệ tạo ra tiền lại quan trọng hơn sự giàu sang đơn thuần. Người Do Thái dùng quan điểm thống nhất biện chứng giữa trí tuệ và đồng tiền để dành được ngôi vị vinh quang "Doanh nhân số 1 thế giới".
(Trích sách: Nghệ thuật quản lý tiền và tài sản của người Do Thái)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét