Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Văn hóa Nhật - nền văn minh đi trước


Mấy tuần nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, diễn biến thiên tai ở Nhật là sự kiện được dành sự quan tâm đặc biệt; cùng với đó là những câu chuyện tuyệt vời về nền văn hóa nơi đây. Trước đây, tôi mới chỉ tìm hiểu về lịch sử, kinh tế, thương mại và sưc sáng tạo của người Nhật qua các bộ phim, sách báo, truyện tranh và thương hiệu sản phẩm công nghệ. Nhưng qua thảm họa thiên tai này, tôi mới dành sự quan tâm đến nền văn hóa đương đại và tìm hiểu về con người Nhật, cách họ suy nghĩ kể cả đương đầu với những khó khăn nhất như mất mát người thân, nhà cửa, tài sản và tiền bạc. Càng tìm tòi và hiểu về văn hóa của họ bao nhiêu, tôi càng cảm thấy mình nhỏ bé và nề phục họ bấy nhiêu. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao người Nhật đi đến các nước phương Tây, nhất là trong con mắt người châu Âu và Mỹ thì họ luôn được chào đón và dành sự tôn trọng, chú ý đặc biệt. Còn đối với các nước phương Đông thì ngày càng nhiều học sinh sang Nhật Bản du học, tất cả đều có lý do và đây là bước đi hoàn toàn đúng đắn.

Có một nhà báo người Trung Quốc được cử đi lấy thông tin ở vùng xảy ra thảm họa đã phải thốt lên rằng, nền kinh tế Trung Quốc có thể 50 năm nữa sẽ đứng số 1 thế giới nhưng còn văn hóa của chúng ta thì chắc chắn 500 năm nữa cũng không bằng người Nhật. Ôi, Nhật Bản, sao các bạn lại vĩ đại đến thế! Một đất nước không tài nguyên, không khoáng sản, ở trên mảnh đất cằn cỗi vô cùng khắc nghiệt với bao thiên tai rình rập, nhưng vẫn phát triển kinh tế thứ 3 thế giới và một nền văn hóa truyền thống làm mọi người trên hành tinh này nể phục.

Trung Quốc lâu nay vẫn tự tôn mình là con rồng của châu Á đang vươn mình ra thế giới, là cái nôi và bề dày lịch sử của văn hóa phương Đông. Nhưng họ đang che giấu 1 sự thật rằng, trong con mắt người phương Tây, Trung Quốc là nơi bóc lột sức lao động với đội ngũ lao công rẻ mạt, là nơi ăn cắp công nghệ siêu nhanh và luôn có tham vọng làm bá chủ, 1 tư tưởng độc tài và khó có thể chấp nhận trong thế giới văn minh hiện nay. Có thể nói rằng, Trung Quốc là quê hương của Khổng Tử nhưng Nhật Bản mới là nơi văn hóa của Khổng học thăng hoa, phát triển và gìn giữ trong xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cảm ơn Nhật Bản, các bạn đã cho tôi rất nhiều bài học và cho tôi cảm giác mình cần phải cố gắng trưởng thành lên.

(Nguyễn Danh Vượng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét