Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Học ở mọi nơi

Ở một làng nọ, một gia đình khá giả có một người con trai lên 6 tuổi, mẹ cậu không ngại tốn kém, đường xá xa xôi để tìm cho cậu một người thầy giỏi nhất. Một hôm, nghe đồn ở làng bên có một người thầy có danh, người mẹ dẫn cậu bé tới và hỏi: "Ông ơi, ông cho tôi biết thầy của ông là ai được không ạ? Tôi muốn tìm người đó dạy cho con trai tôi", người thầy đó nói được và chỉ nơi thầy của mình sinh sống cho mẹ con họ. Đến nơi, người mẹ vẫn cảm thấy không yên tâm, lại hỏi: "Thầy của ông là ai, tôi đang tìm người dạy dỗ con trai tôi, tôi có thể tìm gặp người đó được chứ?", người đó lại chỉ cho chị người thầy của mình. Và một lần nữa, chị lại hỏi: "Tôi có thể gặp thầy của ông được không, người đó còn sống chứ?", người thầy này nói: "Ồ, tất nhiên là còn sống rồi, mời chị đi theo tôi", chị được gặp một người thầy trung niên, không hề biết người đứng trước mặt mình chính là Khổng Tử nên lại hỏi: "Xin Thầy thông cảm, tôi đang đi tìm người thầy tốt nhất cho con trai mình, nên tôi có thể được biết thầy của Ông là ai được không ạ?" Khổng Tử mỉm cười, chào hỏi hai mẹ con và dẫn sang nhà bên cạnh, nơi có một cậu bé 7 tuổi con nhà hàng xóm, chỉ vào và nói: "Đấy, đó chính là thầy của tôi đó!".
(Truyện sử Trung Quốc - do thầy Nguyễn Tất Thịnh, giảng viên HV Quốc gia kể trong một lần gặp mặt)

Bài học: Mỗi khi đi ra đường, luôn có những con người để chúng ta quan sát và học tập được. Quan niệm học tâp của người VN chúng ta rất sai lầm: sính bằng cấp, học càng lên cao thì kiến thức càng rộng, xin thưa là Vớ Vẩn! Không thiếu gì những giáo sư, tiến sĩ Kinh tế, phân tích có vẻ rất hay và uyên bác nhưng thực tế lại kiếm không nổi 10- 15 triệu/ tháng cho bản thân, thử hỏi ông học Kinh tế cao làm cái gì khi chính Kinh tế gia đình ông còn kiếm không nổi, cả ngày ôm đống giấy tờ, tài liệu, nghĩ đến những thứ cao siêu, chẳng áp dụng được điều gì vào thực tế?

Trong cuộc sống có rất nhiều người để tôi học hỏi, khi gặp anh xe ôm, tôi hỏi đường và hỏi đổ xăng ở đâu rẻ và yên tâm nhất, vì nghề của họ là lái xe hàng ngày nên những kinh nghiệm đó có thể là điều ta không biết. Ngồi hàng nước, tôi sẵn sàng cởi mở và nói chuyện với bà bán hàng, hỏi xem về gia đình, số lượng hàng bán ra trong ngày hoặc trên địa bàn có xảy ra trộm cắp nhiều không? Thỉnh thoảng về quê ở nông thôn, tôi cũng hay hỏi năm nay được mùa hay mất mùa, nếu mất mùa thì có lẽ giá gạo sẽ tăng trong thời gian tới hoặc hỏi về phương pháp dự trữ thóc gạo những năm mất mùa của họ như thế nào. Tôi sẽ luôn hỏi những gì tôi không biết, không cần biết người đó có chức danh gì không, có mấy cái bằng,...Đó mới là những thực tiễn giúp ích ta trong cuộc sống hàng ngày. Ở trường chúng ta học là kiến thức sách vở, học xong, thi hết là có bằng, chẳng đánh giá gì đến phẩm chất, kinh nghiệm thực tiễn của con người và học sinh. Bằng chỉ có 2 giá trị: 1 là để đi xin việc, 2 là để đóng khung treo trang trí trong phòng, thỉnh thoảng ngước lên tự nhủ: "Ôi, ta học giỏi quá!"

Câu chuyện này làm tôi nhớ lại lần sang thăm VN của Bill Gates năm 2005 tại trường ĐH Bách Khoa. Sinh viên lúc đó, bây giờ tôi phải gọi là anh chị hỏi: "Thưa ông, chúng tôi được biết ông là người đã bỏ học ĐH Harvard từ khi mới vào trường, nếu không học làm sao ông có thể quản lý và lãnh đạo một tập đoàn lớn nhất thế giới như Microsoft?". Bill Gates cười và nói: "Cám ơn các bạn, VN có lẽ là nơi duy nhất hỏi tôi câu hỏi ngộ nghĩnh(cute) như thế này. ĐH là nơi các bạn ngồi và làm theo chỉ thị, hướng dẫn của giáo viên theo một chương trình học được sắp xếp sẵn từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, và đấy chỉ là quan niệm học hành của các bạn mà thôi. Tôi luôn học tập ở khắp mọi nơi, dù có ở ngoài đường, đi xe hơi, ngồi trong khách sạn hay kể cả khi chơi golf."

Tôi phải nói thật là bệnh thành tích của chúng ta là một căn bệnh nan y, hạn chế sự đi lên của cá nhân chúng ta rất nhiều. Con người thành công đi lên từ ý tưởng và thuê những người có kiến thức làm việc cho mình để thực hiện những ý tưởng đó, hoàn toàn không có nghĩa có kiến thức cao là thành công nhiều. Khi nghiên cứu về ĐH Harvard, từ đầu những năm 90; trường nổi tiếng về đào tạo Luật và Kinh tế. Trong khi đó, ý tưởng của Bill Gates là xây dựng cty phát triển phần mềm CNTT, thử hỏi nếu vẫn mài đít ở Harvard thì liệu có Microsoft ngày nay hay không? hay Bill Gates lại đang làm công ăn lương cho một công ty nào đó?
(tự truyện - không nguồn)

4 nhận xét:

  1. Quá hay. Đọc xong ngẫm ra được rất nhiều điều. Tôi rất thích câu chuyện về Khổng Tử, và cũng rất bất ngờ với câu trả lời của Khổng Tử
    P/S : giọng văn rất trong sáng, dễ hiểu và gần gũi :))

    Trả lờiXóa
  2. Ngẫm ra được điều gì vậy? Có thể mang ra chia sẻ được không?

    Trả lờiXóa
  3. học đại học mục đích duy nhất là nâng cao kỹ năng tư duy thôi chứ kiến thức trên giảng đường chỉ áp dụng được rất ít trong xã hội,trong công việc.Bao giờ mà con người Việt Nam hiểu được điều đó thì mới thoát khởi vấn đề coi trọng bằng cấp thôi.Vì vậy bây giờ vẫn phải cố gắng kiếm bằng giỏi xuất sắc thôi.hì hì.Nhắn anh "christjo" nếu anh thích đọc nhiều chuyện hay như chuyện của Khổng Tử thì kiếm quyển "99 tấm gương hiếu thảo,hiếu học " của Trung Quốc mà đọc.Lúc nhỏ em đọc thấy hay lắm

    Trả lờiXóa
  4. ok. Anh sẽ nhắn thằng chiristjo :)) Nhưng em là ai đấy ? :|

    Trả lờiXóa